Nhân tố ảnh hưởng tới mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam (Trang 61 - 62)

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Một là, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước từng giai đoạn để hiện thực hóa và tối ưu việc quản lý nhà nước và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc xác lập mô hình chủ sở hữu nhà nước; đây là yếu tố chính trị mang tính quyết định trong việc xác lập mô hình về quan điểm có tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước để xác lập mô hình tập trung sẽ làm mất đi quyền lợi của các bộ ngành, địa phương đang thực hiện chức năng chủ sở hữu (theo mô hình phần tán) nên sẽ có những khó khăn rất lớn, nếu không có quyết tâm chính trị thì sẽ rất khó thực hiện và lựa chọn được mô hình tối ưu.

Hai là, quy mô, lĩnh vực hoạt động của DNCVNN: Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cho phù hợp. Đối với nền kinh tế mà DNCVNN có số lượng lớn, quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trên nhiều ngành và lĩnh vực thì mô hình vừa tập trung vừa phân tán hoặc mô hình phân tán theo đặc thù quản lý là phù hợp. Đối với quy mô DNCVNN lớn, số lượng ít, tập trung vào những ngành dịch vụ công thiết yếu thì mô hình tập trung là phù hợp. Đối với nền kinh tế có DNCVNN quy mô lớn, ít doanh nghiệp, quản trị hiện đại, công khai minh bạch, niêm yết trên sàn giao dịch, mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận thì mô hình tập trung theo loại hình doanh nghiệp là phù hợp.

Ba là, xu hướng phát triển của nền kinh tế, và sứ mệnh, vai trò của DNCVNN trong nền kinh tế. Trong xu thế hiện nay, có ba nguồn vốn chủ yếu

trong mỗi nền kinh tế nguồn vốn nhà nước (thông qua đầu tư công và hoạt động của DNCVNN), nguồn vốn FDI, và nguồn vốn tư nhân. Đối với hầu hết các nước hiệu quả DNCVNN thấp hơn hiệu quả hoạt động của các khu vực khác, trong xu thế hội nhập và mở của nền kinh tế, khu vực tư nhân và FDI dần thay thế khu vực nhà nước, khu vực nhà nước chỉ nắm giữ các lĩnh vực thiết yếu, dịch vụ công cộng phục vụ người dân đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế xã hội. Nếu mục tiêu, sứ mệnh của DNCVNN còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực độc quyền tự nhiên, thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội thì mô hình phân tán dưới dạng cơ quan quản lý nhà nước là phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)