NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
2.4.1 Mô hình tập trung
Mô hình chủ sở hữu nhà nước theo Mô hình tập trung có hai hình thức chủ yếu: Mô hình tập trung theo hình thức cơ quan quản lý nhà nước và Mô hình tập dung theo hình thức doanh nghiệp. Khái quát theo bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ quan chủ sở hữu theo mô hình tập trung
Quốc gia Tên gọi Đơn vị quản lý
1. Mô hình cơ quan nhà nước 1.1. Bộ (Ownership ministries)
Indonesia Ministry of State Enterprises Bộ DNNN
1.2. Đơn vị thuộc Bộ (Ownership departments in a ministry)
Phần Lan Ownership Steering Department Văn phòng Chính phủ
Quốc gia Tên gọi Đơn vị quản lý
Na Uy Ownership Department Bộ Công thương
Ba Lan Department of Ownership
Supervision
Bộ Tài chính
Nam Phi Department of Public Enterprises Bộ Tài chính
Anh Shareholder Executive Bộ KD đổi mới và kỹ
năng
1.3. Cơ quan chủ sở hữu độc lập (Ownership agencies)
Trung Quốc State-Owned Assets Supervision and Administration Commission
Chính phủ
2. Mô hình công ty
Bhutan Druk Holding and Investments Bộ Tài chính
Hungary State Holding Company Hội đồng nắm vốn quốc
gia
Ma-lai-xi-a Khazanah Nasional Bộ Tài chính
Peru Fondo Nacional de Financiamiento
de la Actividad Empresarial del Estado
Holding company
Bộ Tài chính
Nguồn:[137]
2.4.1.1. Mô hình tập trung (cơ quan quản lý của nhà nước)
Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của Trung Quốc (Sasac):
Thời kỳ từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã chuyển từ “mô hình hỗn hợp” sang “mô hình tập trung” thông qua việc thành lập Ủy ban giám sát quản lý tài sản nhà nước thuộc Quốc vụ viện.
Mô hình tổ chức là mô hình tập trung: Uỷ ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước (SASAC); “cơ quan chuyên trách” là cơ quan đặc biệt trực thuộc Quốc vụ viện có 20 đơn vị trực thuộc và 21 Cục. Chính phủ Trung Quốc cũng đã thành lập một số công ty để thực hiện hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn và tài sản của Nhà nước với mục tiêu lợi nhuận như: CIC; NSSF; SAFE. Sau quá trình cơ cấu lại và sắp xếp DN, hiện nay còn 119 DN (không gồm các ngân hàng thương mại nhà nước) với tổng tài sản khoảng 26.000 tỷ NDT.
Về cơ chế vận hành: Việc thành lập các SASAC từ địa phương đến Trung ương đã đánh dấu một bước ngoặt trong cách thức quản lý của Nhà nước Trung Quốc đối với các DNCVNN với hai mục tiêu cơ bản: Một là, giảm thiểu việc các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Quốc vụ viện can thiệp trực tiếp vào DNCVNN. Hai là, góp phần đưa chủ sở hữu nhà nước thành nhà đầu tư chuyên nghiệp đáp ứng thông lệ quốc tế và chuẩn mực kinh tế thị trường. Với mục tiêu đó, chức năng chủ yếu của Ủy ban giám sát quản lý tài sản nhà nước được xác định là: Thực thi quyền, nghĩa vụ của một nhà đầu tư tại DNCVNN; hướng dẫn và thúc đẩy cải cách, cơ cấu lại DNCVNN; giám sát việc bảo toàn và phát triển tài sản nhà nước tại DNCVNN; thúc đẩy hình thành hệ thống doanh nghiệp hiện đại..., theo quy định của Luật Công ty và ủy quyền của Hội đồng Nhà nước.
Về chức năng, nhiệm vụ: Sasac thực hiện trách nhiệm người quản lý vốn, giám sát tài sản nhà nước của các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương (không bao gồm các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng), tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước. Chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát doanh nghiệp đảm bảo
giá trị và tăng giá trị tài sản nhà nước. Theo mức độ vốn nắm giữ tại doanh nghiệp để quyết định các vấn đề về nhân sự, quy chế hoạt động, tiền lương, định hướng chiến lược, đầu tư, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Sasac vẫn tiếp tục tiến hành sắp xếp, đổi mới DNNN, việc cổ phần hoá DNNN được dựa trên việc phân chia các doanh nghiệp thành 3 khu vực kinh doanh: trong đó lĩnh vực an ninh quốc phòng, các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia không cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ 100% vốn; lĩnh vực liên quan đến các ngành công nghiệp sẽ cổ phần hoá, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, thương mại, đầu tư được cổ phần hoá, nhà nước không cần nắm giữ cố phần chi phối.
Về nguồn nhân lực và nhân sự: Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo toàn diện về công tác cán bộ từ phát hiện nguồn, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm và quản lý cán bộ trong các doanh nghiệp. Để quản lý công tác cán bộ SASAC thành lập 2 Cục quản lý lãnh đạo doanh nghiệp tách biệt và 01 trung tâm bồi dưỡng cán bộ (Đảng Cộng sản Trung Quốc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước phải là đảng viên).
Hình 2.2: Sơ đồ mô hình Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN (Sasac – Trung Quốc)
Nguồn [95]
Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của In-do-ne-xia: Bộ doanh nghiệp nhà nước (Mô hình tập trung – cơ quan quản lý nhà nước):
Hộp 1. Mô hình tập trung - Trường hợp Indonesia
Ở Indonesia, Bộ DNNN được thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Indonesia năm 2001. Bộ DNNN được giao rất nhiều chức năng; trong đó, chức năng chính của Bộ này là đại diện của Chính phủ trong các DNNN, điều phối quản lý DNNN và hỗ trợ tổng thống trong việc ban hành các chính sách trong quản lý DNNN như sau: Chính sách giám sát, nâng cao hiệu quả, cơ cấu lại và tư nhân hóa DNNN; Phối hợp và tăng cường kế hoạch và chương trình, giám sát, phân tích và đánh giá trong quản lý DNNN; đề xuất các ý kiến, kiến nghị lên Tổng thống.
Bên cạnh việc đại diện nhà nước như một chủ sở hữu và giúp việc xây dựng chính sách đối với DNNN, bộ còn chịu trách nhiệm quản lý danh mục đầu tư. Nguồn hoạt động của Bộ được ghi trong kế hoạch tài khóa hàng năm [143].
Hộp 2. Kết quả của Bộ DNNN - Indonesia
Bộ DNNN được giao quản lý đối với 140 doanh nghiệp mà cổ phần nhà nước chi phối và 14 doanh nghiệp nắm cổ phần không chi phối, bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, an ninh, quốc phòng, phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích đặc biệt). Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp này là 233 tỷ USD, tổng vốn chủ sở hữu là 60 tỷ USD; tổng doanh thu là 102 tỷ USD (chiếm khoảng 18% GDP) và khoảng 12% thu ngân sách nhà nước. Hiệu quả hoạt động của DNNN đã tăng rõ rệt sau khi được chuyển giao cho Bộ DNNN quản lý; thể hiện ở các chỉ số sau: tổng lợi nhuận của khu vực DNNN tăng từ 3,4 tỷ USD năm 2005 lên 9,2 tỷ USD năm 2009; số lượng DNNN thua lỗ giảm từ 39 doanh nghiệp năm 2006 xuống còn 24 doanh nghiệp năm 2009 và 8 doanh nghiệp năm 2010 [135].
BỘ TRƯỞNG
CHUYÊN GIA CAO CẤP Quản trị DN
Chính sách công Nguồn nhân lực và công
nghệ Quan hệ với các thể chế Đầu tư VĂN PHÒNG Kế hoạch và nhân sự Pháp chế Hành chính Thứ trưởng phụ trách DN công nghiệp cơ bản Thứ trưởng phụ trách DN chế tạo và ngành chiến lược Thứ trưởng phụ trách DN cơ sở hạ tầng và logicstic Thứ trưởng phụ trách DN dịch vụ Thứ trưởng phụ trách tái cơ cấu và chiến lược phát
triển của DNNN Khu vực I
Khu vực I Khu vực I Khu vực I Tái cấu trúc và phát
triển;
Khu vực II Khu vực II Khu vực II Khu vực II phân bổ và sử dụng tài
san
Khu Vực III Khu Vực III
Khu Vực III Khu Vực III Phát triển và bảo đảm môi trường
Thông tin, ttruyền
Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của Cộng hòa Pháp
Mô hình tổ chức: Được tổ chức dưới dang quỹ đầu tư thuộc quyền giám sát của Quốc hội và quyền quản lý của Chính phủ.
Cơ chế vận hành: được tổ chức dưới dạng Quỹ tiền gửi (CDC) đầu tư vì lợi ích chung của Quốc gia và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư tài chính dài hạn (cổ phiếu, bất động sản, các quỹ đầu tư, cơ sở hạ tầng) và Quỹ đầu tư chiến lược (FSI) để Chính phủ quyết định đầu tư gián tiếp; mục tiêu của quỹ này: Đầu tư cho doanh nghiệp trong trung và dài hạn đầu tư với lộ trình chuyên nghiệp, không nhằm dành quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ngoài ra Chính phủ trực tiếp quyết định vào những ngành độc quyền tự nhiên: như điện, gas, bưu chính.
Cơ quan quản lý vốn góp của Nhà nước (APE): Đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cổ đông Nhà nước, công khai thông tin cho Chính phủ, Quốc hội và các Bộ có liên quan đến tình hình doanh nghiệp. Quản lý giám sát doanh nghiệp thông qua các báo cáo,….
Hình 2.5: Mô hình đầu tư và quản lý vốn đầu tư nhà nước tại DN (Pháp) Nguồn: [125] Trực tiếp Gián tiếp Gián tiếp Giám sát, bảo lãnh Quốc hội
Quỹ tiền gửi (CDC)
- Đầu tư vì lợi ích chung của quốc gia và phát triển DNNVV - Đầu tư tài chính dài hạn (cổ phiếu, bất động sản, các quỹ đầu tư, cơ sở hạ tầng)
Góp vốn 51%
Cơ quan quản lý phần vốn góp của Nhà nước (APE) - Đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cổ đông Nhà nước
- Công khai thông tin cho Chính phủ, Quốc hội và các Bộ có liên quan
- Quản lý giám sát DN thông qua các báo cáo, gặp gỡ thường xuyên…
Vào DN ngành điện, gas, bưu chính Chính Phủ
quyết định đầu tư
Quỹ đầu tư chiến lược (FSI)
- 51% vốn từ Quỹ tiền gửi và 49% vốn từ Nhà nước - Đầu tư cho DN trong trung và dài hạn với số vốn khoảng 20 triệu euros.
- Đầu tư với lộ trình chuyên nghiệp, không nhằm dành quyền kiểm soát DN.
Biểu đồ 3.2: Đồ thị về mức độ tăng tổng tài sản 2012 - 2019 so với GDP
Nguồn: [36]
Đóng góp của DNCVNN vào GDP của DNCVNN với nền kinh tế giảm dần từ 32,5% năm 2012 xuống còn 27,06% đến năm 2019 và có xu hướng giảm dần mức giảm bình quân 1%/năm.
Biểu đồ 3.3: Đồ thị về mức độ đóng góp vào GDP của DNCVNN từ 2012-2019 Nguồn: [36] 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 2012 2015 2018 2019 85% 80.6% 72% 63% Tổng tài sản so với GDP Vốn chủ sở hữu 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 2012 2015 2018 2019 32.5% 28.69% 27.7% 27.06% DNCVNN đóng góp vào GDP
DNCVNN đóng góp vào NSNN về mặt tuyệt đối tăng 150% năm 2019 so với năm 2012; nhưng về tỷ trọng giảm dần từ 35,2% năm 2012 xuống còn 25,5% đến năm 2019 và có xu hướng giảm dần với mức giảm bình quân 1,2%/năm.
Biểu đồ 3.4: Đồ thị về tỷ trọng DNCVNN đóng góp vào NSNN từ 2012-2019
Nguồn: [36]
Vốn chủ sở hữu so với GDP về mặt tuyệt đối tăng 148% năm 2019 so với năm 2012; nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với GDP giảm dần từ 33% năm 2012 xuống còn 26,5% đến năm 2019 và có xu hướng giảm dần với mức giảm bình quân 0,8%/năm.
Biểu đồ 3.5: Đồ thị về tỷ trọng vốn chủ sở hữu của DNCVNN so với GDP từ 2012-2019 Nguồn: [36] 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 2012 2015 2018 2019 32.5% 28.69% 27.7% 27.06% Tỷ trọng DNCVNN đóng góp vào NSNN 0% 10% 20% 30% 40% 2012 2015 2018 2019 33% 35% 27% 26.5% Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của DNCVNN so với GDP
Vốn đầu tư của DNCVNN trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm dần từ 40,3% năm 2012 xuống còn 31% đến năm 2019 và có xu hướng giảm dần với mức giảm bình quân 1,1%/năm.
Biểu đồ 3.6: Đồ thị về tỷ trọng vốn đầu tư của DNCVNN trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2012-2019
Nguồn: [36]
Doanh thu năm 2012 là 2.043.573 tỷ đồng xuống còn 1.792.602 tỷ đồng năm 2019. Mặc dù tổng tài sản tăng, vốn tăng, nhưng doanh thu của DNCVNN giảm về mặt tuyệt đối cùng với việc giảm lĩnh vực, ngành nghề hoạt động. Nhưng lợi nhuận, nộp ngân sách vẫn tăng, thể hiện chất lượng hiệu quả DNCVNN tăng.
Biểu đồ 3.7: Đồ thị về doanh thu DNCVNN từ 2012-2019
Nguồn: [36] 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 2012 2015 2018 2019 40.3% 38% 33% 31%
Tỷ trọng vốn đầu tư của DNCVNN trong tổng đầu tư toàn xã hội
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2012 2015 2018 2019 Doanh Thu Doanh Thu
Số lượng DNCVNN giảm từ 1.106 DN năm 2012 xuống còn 818 DN vào năm 2019, đây cũng là xu hướng của DNCVNN trong những năm tới, tiếp tục giảm về số lượng tăng về quy mô vốn.
Biểu đồ 3.8: Đồ thị về số lượng DNCVNN từ 2012-2019
Nguồn: [36]
Hiệu quả DNCVNN đang được nâng lên, lợi nhuận tăng 32% năm 2019 so với năm 2012, nợ phải trả về mặt tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng so với GDP giảm đi đáng kể từ mức 45,6%/GDP năm 2012 xuống còn 25,5%/GDP năm 2019.
Biểu đồ 3.9: Đồ thị về lợi nhuận của DNCVNN từ 2012-2019
Nguồn: [36] 0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2015 2018 2019 Số lượng DNCVNN Số lượng DNCVNN 176259 176018 179336 233614 2012 2015 2018 2019 Lợi nhuận DNCVNN Lợi nhuận DNCVNN
Nợ phải trả so với GDP của khối DNCVNN đã giảm đáng kể từ mức 45,6% năm 2012 xuống còn 25,5% năm 2019, điều này cũng làm giảm những nguy cơ tiềm tàng cho nợ công của Việt Nam.
Biểu đồ 3.10: Đồ thị về nợ phải trả của DNCVNN so với GDP từ 2012-2019
Nguồn: [36]
Về quy mô, vốn, số lượng và hiệu quả hoạt động của DNCVNN năm 2019, số liệu trong hộp 4, 5, 6 sau đây:
Hộp 4: Tình hình tài chính và hoạt động DNCVNN năm 2019
Qua báo cáo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2019, có 818 doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong đó có 491 doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, 327 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp Nhà nước.
Tổng vốn nhà nước đầu tư tại 818 doanh nghiệp là 1.601.182 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2018. Trong đó DN có 100% vốn nhà nước là 1.425.050 tỷ đồng (chiếm 89% vốn của DNCVNN) và DN có vốn dưới 100%
45.60% 41.60% 27.80% 25.50% 2012 2015 2018 2019 Nợ phải trả so với GDP Nợ phải trả so với GDP
vốn là 177.132 tỷ đồng (chiếm 11% vốn của DNCVNN). Tổng tài sản của DNCVNN đạt 3.806.789 tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2018. Có 107/818 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ (chiếm 13% tổng số DNCVNN). Tổng số phát sinh phải nộp Ngân sách Nhà nước là 396.356 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2018. Tổng lãi phát sinh trước thuế là 233.614 tỷ đồng.
Lỗ phát sinh của 3 TĐ,TCT là 414 tỷ đồng, lỗ phát sinh của 06 công ty mẹ là 2.081 tỷ đồng. Lỗ lũy kế của 12 TĐ,TCT là 7.448 tỷ đồng, 06 công ty mẹ lỗ lũy kế 2.819 tỷ đồng.
Trong năm 2019, có 85 DNCVNN đang hoạt động được đầu tư bổ sung vốn điều lệ với số tiền 21.183 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung chủ yếu từ Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp (48%), Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (2,6%), ngân sách trung ương (15%), ngân sách địa phương (14,4%), nguồn khác (20%) [65].
Về tình hình tài chính và hoạt động của khối ngân hàng thương mại nhà nước năm 2019 gồm các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), phản ánh trong Hộp 5 sau đây:
Hộp 5: Hiệu quả hoạt động của khối Ngân hàng thương mại Nhà nước Năm 2019, tổng tài sản 5.405.767 tỷ đồng tăng 11,8% so với năm 2018; Vốn chủ sở hữu 305.132 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2018; doanh thu đạt 437.409 tỷ đồng tăng 16% sơ với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 59.753 tỷ đồng tăng 43,8% so với năm 2018. ROE 2019 đạt 15,66%, ROE 2018 đạt 13,68%; tổng phát sinh nộp ngân sách năm 2019 là 20.776 tỷ đồng tăng 31,6% so với năm 2018. Vốn nhà nước tại các NHTM tiếp tục được bảo toàn
và tiếp tục tăng trong thời gian tới để hướng tới áp dụng chuẩn Base II theo