1. Bổ sung thêm chỉ tiêu (Chó, Mèo) vào trong phiếu số 01/TĐTNN-HO thuộc Phương án Tổng điều tra thuộc Phương án Tổng điều tra
- BCĐ TĐT cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn cho điều tra viên ghi bổ sung 02 chỉ tiêu (Chó, Mèo) vào phiếu số 01/TĐTNN-HO trước khi đến hộ điều tra.
Cách ghi như sau:
Câu hỏi số 20. Tại thời điểm 01/7/2016 hộ (Ông,bà) có chăn nuôi các loại vật nuôi sau đây không
... 12.Chó 13. Mèo
2. Điều tra 1 số chỉ tiêu của các hộ thuộc khu vực thành thị (không bao gồm các hộ có tham gia hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được lập các hộ có tham gia hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được lập bảng kê và điều tra theo Phương án TĐT của Trung ương).
a. Xác định địa bàn và lập bảng kê các hộ điều tra
- Quy ước địa bàn điều tra: Địa bàn điều tra được xác định là Tổ dân phố.
- Lập bảng kê hộ: Bảng kê hộ điều tra được lập riêng cho từng địa bàn theo Mẫu số 02-BK/ĐT-HTT với nội dung bao gồm các thông tin sau:
+ Số thứ tự; + Họ, tên chủ hộ; + Địa chỉ của hộ.
Thứ tự hộ được đánh từ hộ số 01 đến hộ cuối cùng của từng địa bàn điều tra (không bao gồm các hộ có tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được lập bảng kê theo Phương án TĐT của Trung ương).
Người được giao nhiệm vụ, căn cứ vào các danh sách quản lý hành chính hiện có trên địa bàn tổ dân phố (thống kê, dân số, thú y, công an...), tiến hành rà soát cập nhật, lập bảng kê hộ điều tra Theo từng điểm dân cư (không đến từng hộ lập bảng
kê).
Người lập bảng kê sau khi hoàn thành việc lập bảng kê phải ký, ghi rõ họ, tên và bàn giao đầy đủ bảng kê cho Ban Chỉ đạo TĐT phường, thị trấn hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn nơi không đủ điều kiện thành lập Ban Chỉ đạo TĐT. BCĐ các phường, thị trấn tổng hợp bảng kê hộ điều tra và danh sách địa bàn điều tra theo mẫu số 06-ĐB/P- HTT gửi về BCĐTĐT cấp huyện .
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện nghiệm thu chất lượng bảng kê trước khi tiến hành điều tra và tổng hợp bảng kê hộ điều tra, danh sách địa bàn điều tra theo mẫu số 07- ĐB.H/ĐT gửi về BCĐTĐT tỉnh trước ngày 30/6/2016.
b. Tuyển dụng điều tra viên, tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên
- Nhiệm vụ của điều tra viên:
+ Tham dự đầy đủ và nghiêm túc lớp tập huấn dành cho điều tra viên;
+ Trực tiếp đến các đơn vị điều tra được phân công để phỏng vấn thu thập thông tin trong phiếu điều tra theo đúng yêu cầu;
+ Thực hiện đầy đủ các quy định đối với điều tra viên trong quy trình thu thập thông tin.
- Yêu cầu đối với đối tượng tuyển dụng làm điều tra viên
+ BCĐ cấp huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn BCĐ các phường, thị trấn hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn (nơi không thành lập BCĐ TĐT) tuyển chọn điều tra viên cho từng địa bàn điều tra.
+ Người được tuyển dụng làm điều tra viên là những người có sức khỏe, thờii gian, trình độ, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc được phân công.
- Số lượng điều tra viên cần tuyển dụng: Bình quân một điều tra viên được phân công thực hiện thu thập thông tin của một địa bàn điều tra.
- Tập huấn cho điều tra viên: BCĐ cấp huyện chịu trách nhiệm tập huấn nghiệp vụ điều tra cho điều tra viên; thời gian tập huấn 1 ngày; bình quân 60 người/lớp; Thời gian hoàn thành trước ngày 25/6/2016.
c. Nội dung điều tra
- Thu thập thông tin được bắt đầu vào sáng ngày 01/7/2016. Điều tra viên phải có bảng kê danh sách các hộ được phân công điều tra và kiểm tra lại các thông tin của từng hộ trước khi đến hộ để điều tra.
- Sử dụng phiếu điều tra số 01/ĐT-HTT để thu thập thông tin Nội dung phiếu điều tra
- Số nhân khẩu thực tế thường trú của hộ;
- Số nhân khẩu thực tế thường trú của hộ có tham gia bảo hiểm y tế; - Số nhân khẩu thực tế của hộ từ 15 tuổi trở lên;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ bồi dưỡng chính trị cao nhất đã đạt được của chủ hộ, những người trong tuổi lao động có khả năng lao động và những người trên tuổi lao động có tham gia lao động (không bao gồm học sinh, sinh viên);
- Việc làm của chủ hộ, những người trong tuổi lao động có khả năng lao động và những người trên tuổi lao động có tham gia lao động trong 12 tháng qua;
- Nguồn thu nhập (đã trừ chi phí) lớn nhất của hộ trong 12 tháng qua; - Các loại vật nuôi của hộ tại thời điểm 01/7/2016;
- Đồ dùng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của hộ.
3. Công tác giám sát, kiểm tra
- Lực lượng giám sát, kiểm tra, thanh tra ở địa phương là các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực cấp tỉnh, huyện, xã; công chức Cục Thống kê và các Chi cục Thống kê.
- Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra gồm: Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc lập bảng kê các đơn vị điều tra; tổ chức các lớp tập huấn; số lượng và chất lượng phiếu, cách hỏi và ghi phiếu của điều tra viên, tính logic giữa các cột, dòng, các chỉ
tiêu, quan hệ giữa các biểu, kiểm tra số học, đơn vị tính, đánh mã; các thủ tục hành chính; kiểm tra thực địa tại địa bàn;...
- Hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra: Kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra, thanh tra cấp dưới; kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch, thanh tra độc lập và kiểm tra đột xuất; kiểm tra trọng điểm, tổng kiểm tra trước khi nghiệm thu. Ban Chỉ đạo TĐT cấp trên kiểm tra điển hình việc tổ chức và thực hiện điều tra đối với Ban Chỉ đạo TĐT cấp dưới để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra.
4. Nghiệm thu phiếu
a. Tổ chức nghiệm thu phiếu ở các cấp
- Nghiệm thu giữa Ban Chỉ đạo TĐT phường, thị trấn hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn (nơi không thành lập Ban Chỉ đạo TĐT) và điều tra viên: Việc nghiệm thu được thực hiện trong vòng 07 ngày ngay sau khi kết thúc giai đoạn thu thập thông tin tại địa bàn. Kết thúc nghiệm thu phiếu điều tra chậm nhất ngày 7/8/2016.
- Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện nghiệm thu với Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã từ 01-02 ngày, tùy theo số lượng, chất lượng phiếu điều tra và số người tham gia nghiệm thu. Thời gian hoàn thành và bàn giao tài liệu chậm nhất ngày 20/8/2016.
- Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh nghiệm thu với của Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện từ 01-02 ngày, tùy theo số lượng, chất lượng phiếu điều tra và số người tham gia nghiệm thu. Thời gian hoàn thành và bàn giao tài liệu chậm nhất ngày 14/9/2016.
b. Nội dung nghiệm thu bao gồm: Số lượng phiếu đã điều tra; chất lượng số liệu, chất lượng phiếu và các tài liệu có liên quan.Thành phần tham gia nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả đã nghiệm thu.
c. Bảo quản tài liệu: Toàn bộ thông tin ghi chép trên phiếu điều tra kể từ khi thu
thập tại địa bàn được bảo mật và lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Tổng hợp, phân tích kết quả
- Cục Thống sử lý số liệu, tổng hợp bằng phần mềm nhập tin. - Kết quả được phân tích theo các chuyên đề riêng.
IV. KINH PHÍ TỔNG ĐIỀU TRA
Kinh phí thực hiện do ngân sách tỉnh cấp.
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC (Đã ký) (Đã ký)
CỤC TRƯỞNG CỤC THỐNG KÊ Hà Thị Hồng Nhung Hà Thị Hồng Nhung
B
NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ DÂN CƯ, NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN