Sự gia tăng mức độ thiệt hại và ảnh hưởng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu một số GIẢI PHÁP đảm bảo AN TOÀN THÔNG TIN, dữ LIỆU tại UBND THÀNH PHỐ TAM kỳ (Trang 27 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2 Sự gia tăng mức độ thiệt hại và ảnh hưởng

Những năm trước đây, Việt Nam đã hứng chịu nhiều thiệt hại do các cuộc tấn công của các loại virus các ngày 25/11/1997, 25/11/1998 của virus Date. Mặc dầu đã được cảnh báo trước, dữ liệu của hàng ngàn PC ở Việt Nam vẫn bị xóa. Các ngày 26/4/1999, 26/4/2000 virus Chernobyl đã phá hỏng dữ liệu hàng ngàn PC mặc dù cũng đã biết trước qua mạng thông tin đại chúng. Các virus Melissa (1999), LoveLetter (2000), Code Red (2001) và Nimda đã từng làm ảnh hưởng đến lưu lượng Internet.

Năm 1999, một ISP ở Việt Nam đã bị tấn công, ngừng hoạt động 1 tuần lễ. Năm 2005 một số Website của Chính quyền đã bị tấn công bởi hackers Thổ nhĩ Kỳ. Mới đây (8/2008) tin tặc đã tấn công vào lỗ hổng trong hệ thống tên miền Internet ( DNS) để chuyển hướng người dùng sang các trang web giả mạo độc hại và đã làm tê liệt gần 8.000 website của Việt Nam.

Virus nội được biết đến từ lâu, sự kiện tác giả phát tán virus “gái xinh” bị bắt đánh dấu nhận thức mới về an toàn mạng. Các hình thức tấn công mạng như DDoS, đột nhập website, thâm nhập mạng, spam…vẫn phổ biến và một số trường hợp đã được các cơ quan bảo vệ an toàn mạng và bảo vệ pháp luật quan tâm xử lý.

Theo số liệu tổng kết, thống kê an ninh mạng 2007 của Trung tâm An ninh mạng BKIS [10], trong năm 2007 Việt Nam số máy tính bị nhiễm virus là 33.646.000 lượt máy tính. Số virus mới xuất hiện trong năm là 6.752 virus. Số virus xuất hiện trong một ngày là 18,48 virus mới. Virus lây truyền nhiều nhất trong năm là W32.Winib.Worm, lây nhiễm 511.000 máy tính. Và cũng theo quan sát của BKIS số website Việt Nam bị hacker trong nước tấn công

năm 2007 là 118 website. Số website Việt Nam bị hacker nước ngoài tấn công năm 2007 là 224 website và số website Bkis phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng là 140 website.

Năm 2020, Covid-19 bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chuyển sang làm việc từ xa. Các phần mềm làm việc trực tuyến được tìm kiếm và download rầm rộ. Nhiều đơn vị buộc phải mở hệ thống ra internet để nhân viên có thể truy cập và làm việc từ xa… Điều này tạo môi trường cho kẻ xấu khai thác lỗ hổng, tấn công, đánh cắp thông tin. Trong năm 2020, hàng loạt vụ tấn công mạng quy mô lớn diễn ra trên toàn cầu, điển hình như vụ việc nhà máy của Foxconn bị tin tặc tấn công, bị đòi 34 triệu USD tiền chuộc dữ liệu; hay 267 triệu thông tin người dùng Facebook được rao bán; Intel bị tin tặc tấn công, gây rò rỉ 20 GB dữ liệu bí mật… Mới đây nhất, T-Mobile, một trong những nhà mạng lớn nhất của Mỹ cũng đã trở thành nạn nhân tiếp theo của hacker. Theo quan sát của Bkav, tại Việt Nam, nhiều trang thương mại điện tử lớn, một số nền tảng giao hàng trực tuyến có nhiều người sử dụng, đã bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.

Hình 1.2 Tỷ lệ phần trăm máy tính ở các ngành ở Việt Nam bị nhiễm virus

Tính chung 3 tháng đầu năm 2021, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận 1.271 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 20% so với cùng kỳ quý I/2020.

Hình 1.3 Thống kê sự cố tấn công mạng tại Việt Nam Quý I/2021

Trong tổng số 1.271 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam quý I/2021, số sự cố tấn công Malware (tấn công cài mã độc) được ghi nhận nhiều hơn cả, với 623 sự cố. Số sự cố tấn công Phishing (tấn công lừa đảo) và tấn công Deface (tấn công thay đổi giao diện) lần lượt là 449 và 199 sự cố.

Mặc dù so với cùng kỳ quý I/2020, cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam có giảm 20%, song nếu tính từ đầu năm 2021 đến nay, số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, trong tháng 3/2021, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 491 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 8,15% so với tháng 2/2021. Trong đó, số sự cố tấn công Malware là 180, còn tấn công Phishing và Deface lần lượt là 164 và 147. Tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam được ghi nhận là 326 sự cố trong tháng 1/2021, tăng 3,49% so với tháng trước đó. Con số này trong tháng 2/2021 là 454 sự cố, tăng 39,26% so với tháng đầu tiên của năm nay.

Thống kê của Cục An toàn thông tin còn cho thấy, sau 8 tháng liên tục giảm, trong tháng 3/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) đã tăng nhẹ, lên con số 1.021.545 địa chỉ, tăng 11,34% so với tháng 2/2021.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu một số GIẢI PHÁP đảm bảo AN TOÀN THÔNG TIN, dữ LIỆU tại UBND THÀNH PHỐ TAM kỳ (Trang 27 - 30)

w