5. Bố cục của luận văn
2.1 Giới thiệu chung về UBND thành phố Tam Kỳ
2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam có 14 huyện và 2 thị xã, trong đó có 08 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số xấp xỉ 1.5 triệu người. Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài.
Hơn thế nữa Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng (Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ Chu Lai Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và phát triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới.
Ngày 1/1/1997, tỉnh Quảng Nam được chính thức tái lập. Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam có nhiều điều kiện kinh tế thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng. Hơn thế nữa, Quảng Nam còn là một trong số rấ ít địa phương trong cả nước có sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, đồng thời là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn.
2.1.2 Khái quát về UBND thành phố Tam Kỳ
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên, xã hội
Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Thành phố Tam Kỳ, về Phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 70 km; về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với QL1A, QL40 (đường Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đường sắt, đường bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu vực.
Năm 1471, Thành phố Tam Kỳ là huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên tỉnh Quảng Nam, được hình thành dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ Hà Đông và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ. Từ một phủ lỵ năm 1906 đến năm 1997 trở thành Thị xã tỉnh lỵ và nay là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.
Thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặc thù, gần các
vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp, thành phố Tam Kỳ đã hội tụ được các điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đô thị loại 2 với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam và tương lai sẽ là trọng điểm phát triển của cả khu vực.
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Tam Kỳ 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của UBND thành phố Tam Kỳ được thể hiện trong Hình 2.2 như sau:
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của UBND thành phố Tam Kỳ
2.2 THỰC TRẠNG ĐẢM ẢO AN TOÀN THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆUTẠI UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ TẠI UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ
Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có những chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), việc ứng dụng CNTT bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Từ một tỉnh xếp hạng thứ 49 về chỉ số mức độ ứng dụng CNTT vào năm 2011, Quảng Nam đã vươn lên vị trí thứ 27 của cả nước vào năm 2013 theo báo cáo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhiều phần mềm ứng dụng được triển khai trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của các đơn vị, trong đó có phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp QOffice. Phần mềm QOffice đã được triển khai rộng rãi với 40/60 đơn vị sử dụng có hiệu quả. Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông, năm 2014 có 190.000 văn bản đến do các cơ quan, đơn vị số hóa nhập vào phần mềm, qua đó tiết kiệm khoảng 500.000 trang giấy photo và các chi phí văn phòng khác. Nhiều
đơn vị sử dụng phần mềm quản lý văn bản có hiệu quả như Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, … với tỷ lệ văn bản điện tử trên 90%.
Về phần mềm “một cửa điện tử”, Hội An là đơn vị đi tiên phong, tiếp đến là Điện Bàn, Tam Kỳ, Thăng Bình, Sở Kế hoạch - Đầu tư… Toàn tỉnh có 20 đơn vị đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 20 điểm cầu tại 18 huyện/thành phố và tại Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy. Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh (do Sở Thông tin - truyền thông quản lý) đang quản lý 11 server hệ thống máy chủ toàn tỉnh, quản lý hệ thống phần mềm, tức hệ thống bảo mật, hệ thống web với số lượng lên tới hàng trăm web. Hạ tầng mạng thông tin được lắp đặt trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm hành chính UBND TP , tuy nhiên không được quy hoạch tổng thể và rất sơ sài, hệ thống mạng thông tin chưa được đầu tư đồng bộ phục vụ công việc điều hành, thường xảy ra lỗi hệ thống, các kết nối mạng thường bị chập chờn, các kết nối wifi thường bị quá tải và mất kết nối, gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin nội bộ và văn bản điều hành.
Hệ thống chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tính an toàn thông tin, dễ bị tấn công từ các mã độc phần mềm virus độc hại, mất cắp thông tin từ các tấn công bên ngoài vào hệ thống mạng. Ngày 1/10/2020, tại thành phố Tam Kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khai trương Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Quảng Nam. IOC tỉnh Quảng Nam gồm một hệ thống điều hành có khả năng giám sát và quản lý từ cấp tổng quan đến chi tiết từng tình huống, cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước toàn diện về các hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống bao gồm 10 hợp phần, trong đó giai đoạn 1 có 8 hợp phần gồm: Giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; Giám sát, điều hành lĩnh vực Y tế; Giám sát điều hành lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo; Phản ánh hiện trường,
phản ánh kiến nghị của người dân; Giám sát an toàn thông tin trên môi trường mạng; Giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông; Giám sát hoạt động của các tàu cá đã và đang được triển khai. Còn 2 hợp phần Giám sát điều hành lĩnh vực du lịch và Giám sát quản lý Tài nguyên - Môi trường sẽ được triển khai trong giai đoạn 2.
2.2.1 Điểm mạnh
Trong những năm qua, nhận thức của các cấp lãnh đạo, của các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, của các doanh nghiệp tại thành phố Tam Kỳ về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin đối với sự phát triển Kinh tế xã hội đã có bước chuyển biến quan trọng. Các cấp lãnh đạo tỉnh đã có quan tâm và chú trọng bước đầu đến việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Việc đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, có tác động tích cực đến mọi mặt Kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt đã và đang hình thành hệ tư duy, phương pháp và môi trường làm việc có ứng dụng công nghệ thông tin trong các cấp, các ngành. Bước đầu xây dựng và hình thành kho thông tin điện tử và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng trong tỉnh.
Điểm nổi bật trong thời gian qua là đã đầu tư xây dựng được cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm trang bị máy tính, các thiết bị ngoại vi, mạng diện rộng (WAN) của tỉnh kết nối giữa Trung tâm tích hợp dữ liệu với các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc, cùng với mạng lưới dịch vụ Internet trải rộng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. Internet tốc độ cao (ADSL) phát triển đến trung tâm huyện. Thành lập Trung tâm tích hợp, Cổng Thông tin điện tử của thành phố Tam Kỳ.
Hầu hết cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tin học cơ bản và sử dụng các thiết bị văn phòng phục vụ trong công việc hiệu quả hơn. Việc phổ cập tin học trong nhân dân không ngừng được nâng cao thông qua
chương trình phổ cập tin học trong hệ thống giáo dục và quá trình xã hội hoá đào tạo tin học trong xã hội.
2.2.2 Điểm yếu
Điểm xuất phát về GDP trên đầu người, các chỉ số viễn thông, Internet, công nghệ thông tin của tỉnh Quang Nam và thành phố Tam Kỳ còn thấp so với cả nước. Nhiều tổ chức, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng chuyển đổi từ phương thức hoạt động truyền thống sang phương thức hoạt động tiên tiến phù hợp với xã hội thông tin.
Hệ thống cơ chế, chính sách, các quy định về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh chưa đầy đủ và chưa thống nhất. Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị.
Kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng hạn hẹp nên lực lượng cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin còn hạn chế về số lượng và cả năng lực chuyên môn.
Hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao, do nhiều yếu tố tác động, trong đó có sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, thiếu hụt về đội ngũ cán bộ quản lý dự án công nghệ thông tin. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở địa phương còn lúng túng, chưa có cơ chế, giải pháp phát huy và liên kết giữa: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp và nhà trường.
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chưa thoả đáng là rào cản lớn trong các cơ quan đơn vị nhà nước cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống mạng LAN các Sở, Ngành, huyện/thị, thành phố vẫn chưa được hoàn chỉnh và không đồng đều, thậm chí có đơn vị chưa có mạng; hạ tầng truyền thông chưa được triển khai xây dựng.
2.3.1 Một số hạn chế
Tuy nhiên, việc phát triển CNTT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Hạ tầng CNTT phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền, chất lượng một số dịch vụ cơ bản ở các huyện miền núi còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị được đầu tư chưa cao. Được biết, hằng năm nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT rất hạn chế nên việc triển khai một số hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng chưa kịp thời theo đúng lộ trình như tỉnh chưa triển khai thực hiện hệ thống hộp thư điện tử công vụ; các dịch vụ công trực tuyến còn ít. Đặc biệt, công tác đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT còn hạn chế. Ngoài ra, tỉnh chưa xây dựng được khung kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT, do đó, nhiều phần mềm của tỉnh còn phân tán, chưa có tính liên thông, tích hợp. Đây cũng là một khó khăn, thức thức rất lớn đối với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh trong thời gian tới.
Trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, hầu như toàn bộ các Sở, ban, ngành, các huyện/thị và thành phố đều đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động tác nghiệp, đã triển khai 3 phần mềm dùng chung cơ bản, một số phần mềm ứng dụng và bước đầu đã hình thành các cơ sở dữ liệu trong quản lý điều hành. Xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cung cấp các thông tin tra cứu, các dịch vụ trao đổi thư tín, các tin tức tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, phục vụ hoạt động điều hành của các cơ quan và nhu cầu khai thác thông tin của người dân và các doanh nghiệp.
Đến 12/2020, số đội ngũ cán bộ có trình độ công nghệ thông tin Cao đẳng, Đại học của thành phố Tam Kỳ còn rất ít, mới có 36 người, chiếm 1,67%; Chứng chỉ A,B, trình độ Kỹ thuật viên, trung cấp có 1.024 người chiếm 50,04%. Theo số liệu khảo sát, trong toàn thành phố Tam Kỳ đã có 2.820 máy tính (trong đó có 550 máy tính xách tay), 275 máy chiếu đa năng.
100% các đơn vị trong toàn thành phố Tam Kỳ đã được kết nối Internet tốc độ cao ADSL phục vụ việc khai thác thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin. Bộ phần mềm văn phòng được sử dụng rộng rãi trong công tác chuyên môn, các phần mềm chuyên dụng được ứng dụng thường xuyên. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp thành phố Tam Kỳ đang ở những mức độ khác nhau. 100% các doanh nghiệp của tỉnh đã được trang bị máy tính, bước đầu phục vụ công tác văn thư và kế toán, có một số doanh nghiệp đã sử dụng máy tính để phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất. Một số đơn vị đã thiết lập mạng nội bộ và xây dựng những kho dữ liệu điện tử để quản lý hoạt động sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh chưa phát huy ứng dụng công nghệ thông tin. Mức độ sử dụng Internet trong kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân cũng chủ yếu do cơ sở hạ tầng, nhận thức của chủ doanh nghiệp và môi trường phát triển công nghệ thông tin, Internet chưa cao. Vì vậy, công nghệ thông tin chưa trở thành động lực để phát triển doanh nghiệp.
2.3.2 Những vấn đề đặt ra
2.3.2.1 Cải thiện môi trương pháp lý của UBND thành phố Tam Kỳ
Bổ sung hoàn thiện các quy định, xây dựng các chính sách trong lĩnh vực an toàn thông tin, quy định về công tác điều phối ứng cứu mạng.
Xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng hệ thống quản lý an toàn thông tin và thực hiện quản lý an toàn thông tin, dữ liệu.
Xây dựng chiến lược của UBND thành phố Tam Kỳ trong đảm bảo an toàn không gian mạng. Khuyến cáo, quy định về kiến trúc quản lý an toàn thông tin cho các hệ thống mạng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là trong khối nhà nước.
2.3.2.2 Triển khai kế hoạch nâng cao nhận thức về an toàn mạng
Đẩy mạnh tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng,