Thực trạng đảm ảo an toàn thông tin và dữ liệu tại UBND thành phố Tam Kỳ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu một số GIẢI PHÁP đảm bảo AN TOÀN THÔNG TIN, dữ LIỆU tại UBND THÀNH PHỐ TAM kỳ (Trang 45 - 47)

5. Bố cục của luận văn

2.2 Thực trạng đảm ảo an toàn thông tin và dữ liệu tại UBND thành phố Tam Kỳ

TẠI UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ

Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có những chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), việc ứng dụng CNTT bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Từ một tỉnh xếp hạng thứ 49 về chỉ số mức độ ứng dụng CNTT vào năm 2011, Quảng Nam đã vươn lên vị trí thứ 27 của cả nước vào năm 2013 theo báo cáo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nhiều phần mềm ứng dụng được triển khai trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của các đơn vị, trong đó có phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp QOffice. Phần mềm QOffice đã được triển khai rộng rãi với 40/60 đơn vị sử dụng có hiệu quả. Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông, năm 2014 có 190.000 văn bản đến do các cơ quan, đơn vị số hóa nhập vào phần mềm, qua đó tiết kiệm khoảng 500.000 trang giấy photo và các chi phí văn phòng khác. Nhiều

đơn vị sử dụng phần mềm quản lý văn bản có hiệu quả như Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành, … với tỷ lệ văn bản điện tử trên 90%.

Về phần mềm “một cửa điện tử”, Hội An là đơn vị đi tiên phong, tiếp đến là Điện Bàn, Tam Kỳ, Thăng Bình, Sở Kế hoạch - Đầu tư… Toàn tỉnh có 20 đơn vị đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 20 điểm cầu tại 18 huyện/thành phố và tại Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy. Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh (do Sở Thông tin - truyền thông quản lý) đang quản lý 11 server hệ thống máy chủ toàn tỉnh, quản lý hệ thống phần mềm, tức hệ thống bảo mật, hệ thống web với số lượng lên tới hàng trăm web. Hạ tầng mạng thông tin được lắp đặt trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm hành chính UBND TP , tuy nhiên không được quy hoạch tổng thể và rất sơ sài, hệ thống mạng thông tin chưa được đầu tư đồng bộ phục vụ công việc điều hành, thường xảy ra lỗi hệ thống, các kết nối mạng thường bị chập chờn, các kết nối wifi thường bị quá tải và mất kết nối, gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin nội bộ và văn bản điều hành.

Hệ thống chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tính an toàn thông tin, dễ bị tấn công từ các mã độc phần mềm virus độc hại, mất cắp thông tin từ các tấn công bên ngoài vào hệ thống mạng. Ngày 1/10/2020, tại thành phố Tam Kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khai trương Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Quảng Nam. IOC tỉnh Quảng Nam gồm một hệ thống điều hành có khả năng giám sát và quản lý từ cấp tổng quan đến chi tiết từng tình huống, cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước toàn diện về các hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống bao gồm 10 hợp phần, trong đó giai đoạn 1 có 8 hợp phần gồm: Giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; Giám sát, điều hành lĩnh vực Y tế; Giám sát điều hành lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo; Phản ánh hiện trường,

phản ánh kiến nghị của người dân; Giám sát an toàn thông tin trên môi trường mạng; Giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông; Giám sát hoạt động của các tàu cá đã và đang được triển khai. Còn 2 hợp phần Giám sát điều hành lĩnh vực du lịch và Giám sát quản lý Tài nguyên - Môi trường sẽ được triển khai trong giai đoạn 2.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu một số GIẢI PHÁP đảm bảo AN TOÀN THÔNG TIN, dữ LIỆU tại UBND THÀNH PHỐ TAM kỳ (Trang 45 - 47)

w