8. Kết cấu của luận án
4.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nữ
lực lượng Công an nhân dân
4.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực và phát triểnnguồn nhân lực nữ nguồn nhân lực nữ
Một là, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI [98] đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó khâu đột phá thứ hai là phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất lượng cao với những giải pháp cơ bản, một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới, với chuẩn mực “giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính”; hai là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, chất lượng NNL phải được đánh giá tồn diện cả về thể lực, trí tuệ, tâm lực (đạo đức, nhân cách, phẩm chất) của con người.
Quan điểm của Đảng về phát triển NNL trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn chăm lo phát triển NNL nói chung, NNLN nói riêng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát triển NNL là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL, biểu hiện ở sự hình thành và hồn thiện từng bước về thể lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng những nhu cầu hoạt động lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội. Quan điểm của Đảng ta về phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020 là:
Một là, phát triển nhân lực trên cơ sở Chiến lược phát triển KT - XH thời
kỳ 2011 - 2020 phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển nhân lực là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển KT - XH của nước ta.
Hai là, phát triển nhân lực phải dựa trên nhu cầu nhân lực của các ngành,
các địa phương. Do đó, phải tiến hành quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành và các địa phương, tạo cơ sở để đảm bảo cân đối nhân lực cho phát triển KT - XH của đất nước.
Ba là, phát triển nhân lực toàn diện, gồm những yếu tố thể lực, tri thức,
kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội theo yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển đất nước bền vững.
Bốn là, nhân lực Việt Nam phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức,
kỹ năng làm việc của nhân lực phải tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.
Năm là, phát triển nhân lực phải kết hợp hài hịa đảm bảo cơng bằng và
lợi ích quốc gia với sử dụng cơ chế và những công cụ của kinh tế thị trường trong phát triển và sử dụng nhân lực.
Sáu là, phát triển nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, định hướng, dẫn dắt bằng hệ thống khung pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển nhân lực. Mỗi công dân, mỗi tổ chức KT - XH có trách nhiệm tham gia tích cực vào phát triển nhân lực. Thu hút doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhân lực.
Bảy là, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực,
trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chun gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII [66] đã xác định mục tiêu tổng quát phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định một trong ba đột phá chiến lược là tiếp tục phát triển tồn diện NNL, khoa học, cơng nghệ, đổi mới, sáng tạo gắn với
khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; xác định một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH trong giai đoạn 2021 - 2030 là phát triển NNL, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Hai là, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực nữ
Quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về phụ nữ và giải phóng phụ nữ, từ năm 1930 trong Chánh cương vắn tắt thể hiện Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng, Bác Hồ đã nêu rõ mục tiêu “nam nữ bình quyền” và trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, Bác Hồ đã viết: “từ nay, anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để thực hiện nam nữ bình quyền”. Người khẳng định vai trị to lớn của phụ nữ trong cơng cuộc xây dựng đất nước; Người đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa sự tiến bộ của phụ nữ với sự phát triển của đất nước. Người đã chỉ ra Đảng và Chính phủ phải có trách nhiệm đi đầu trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Nam nữ bình quyền” là một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong nhiều văn bản của Đảng, như Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 1930; Nghị quyết số 152-NQ/TW, ngày 10/01/1967 về “một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận”; Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 07/6/1984 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định phụ nữ có tiềm năng rất to lớn, là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân [62]. Đảng đã cụ thể hóa quan điểm bình đẳng giới bằng những nghị quyết và chỉ thị về công tác phụ nữ như Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề về cơng tác cán bộ nữ trong tình hình
mới. Khi nhân loại bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX (2001) đã nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội là: “Đối với phụ nữ thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo nghề, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện tốt để phụ nữ thực hiện chức năng người mẹ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” [62].
Đặc biệt, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương về công tác phụ nữ trước yêu cầu phát triển của đất nước. Đảng đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước có thành tích bình đẳng giới tiến bộ nhất trong khu vực; mục tiêu cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độ học vấn chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn cơng việc xã hội, bình đẳng nhiều hơn trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình” [1].
Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Đảng đã nêu quan điểm chỉ đạo về chính sách đối với phụ nữ “Tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới” [65]; Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thơng qua Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW về cơng tác dân số trong tình hình mới, trong đó có những quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu liên quan đến sự phát triển của phụ nữ. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh một trong những khâu đột phá chiến lược là nâng cao chất lượng NNL, trong đó có NNLN để tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của đất nước trong nhiệm
kỳ 5 năm tới và giai đoạn tiếp theo; vấn đề thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tăng cường các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục phải được quan tâm thực hiện [66].
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật theo xu hướng bảo đảm quyền con người và khơng phân biệt đối xử. Trong đó, Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã khẳng định phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện. Tại điều 63, Hiến pháp 1992 khẳng định “cơng dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ. Nhà nước tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và làm tròn bổn phận của người mẹ”. Hiến pháp năm 2013 đã quy định sâu sắc hơn quyền của phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của các bản Hiến pháp trước; quy định các quyền con người, quyền cơng dân, trong đó quyền của phụ nữ, cụ thể, xét trong mối tương quan với nam giới, các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm “bình đẳng và ưu tiên”. Năm 2006, Luật Bình đẳng giới được ban hành là cơng cụ chính trị, pháp lý quan trọng, khẳng định mục tiêu bình đẳng giới là xố bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam, nữ trong phát triển KT - XH và phát triển NNL, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củ cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 57/CP-TTg ngày 1/12/2009 về chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã xác định thực hiện bình đẳng giới là cơng cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước. Tiếp tục hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bình đẳng giới nhằm nâng cao năng lực của phụ nữ để phát triển NNLN trong phát triển nền KT - XH của đất nước, thông qua các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật, thông tin, nghiên cứu, tài chính và các nguồn lực khác cho thực hiện các chính sách phát triển NNLN ở nước ta. “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
giai đoạn 2011 - 2020”, Chính phủ xác định đây là một bộ phận cấu thành của “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020” và là một trong 9 nội dung quan trọng trong định hướng phát triển lĩnh vực xã hội được đề cập trong “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020”.
Kế thừa kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, ngày 03/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu tổng quát là tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước [52].