II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền 1930-
1.2. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, Đại hội Đảả̉ng lần thứ nhất (3-1935)
lần thứ nhất (3-1935)
a. Phục hồi hệ thống tổ chức Đảng
- Sau khi Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời, đế quốc Pháp đã thẳng tay khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương. Hàng chục vạn chiến sỹ cộng sản và quần chúng yêu nước bị bắt và giết hại (4.1931: Tổng bí thư Trần Phú bị bắt tại Sài Gòn; 6.1931: Nguyễn Ai Quốc bị Anh bắt giam trái phép ở Hương Cảng). - Đi đôi với khủng bố, thực dân Pháp còn thực hiện một số biện pháp lừa bịp quần chúng như đưa thêm người Việt vào bộ máy quản lý nhà nước, cái cách giáo dục, cho địa chủ lớn và tư sản mại bản một số quyền lợi.
- Để đối phó với các chính sách trên của thực dân Pháp, phục hồi hệ thống tổ chức Đảng, các Đảng viên cộng sản trong nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn), Vinh (Nghệ An), Côn Đảo, Kontum… đã thành lập các chi bộ cộng sản trong tù đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc, biến nhà tù thành trường học. Nhiều tổ chức Đảng trong cả nước vẫn bám chắc quần chúng để hoạt động. Một số đồng chí vượt ngục tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh…
- 6.1932, theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, Trung ương Đảng đã ra bản Chương trình hành động của Đảng cộng sản Đông Dương: cụ thể hoá Cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ thoái trào, đề ra những yêu cầu chính trị trước mắt, những biện pháp tổ chức và đấu tranh, góp phần nhanh chóng khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng.
- Lần lượt lập lại các Xứ uỷ Bắc - Trung - Nam kỳ trong hai năm 1930 và 1933. Một số cơ sở Đảng ở Lào, Campuchia cũng được xây dựng.
- Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng cộng sản Đông Dương được thành
lập.