Cao trào kháng nhật cứu nước:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG chương 1 ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời và LÃNH đạo đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945) (Trang 43 - 46)

II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền 1930-

b. Chuẩn bịị̣ lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang:

3.3. Cao trào kháng nhật cứu nước:

Hoàn cảnh:

- Đầu năm 1945, quân phát xít thất bại liên tiếp trên nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn kết thúc.

- Liên Xô thắng lớn, giải phóng nhiều ở nước Đông Au và tiến như vũ bão về phía Béc lin, số phận phát xít Đức sắp bị kết liễu.

- Ở Tây – Âu: Anh , Mỹ mở mặt trận thứ 2, đổ quân lên đất Pháp, tiến về Tây Đức, công nhân Pari nổi dậy, nước Pháp giải phóng.

- Ở châu Á, quân Nhật liên tiếp thất bại trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương.

- Ở Đông Dương, biết rõ âm mưu nổi dậy của quân Pháp, ngày 9.3.1945, quân đội Nhật nổ súng đồng loạt, lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương; 19.3.1945 dựng nên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim từ tổ chức Việt Nam phục quốc đồng minh hội - một tổ chức tập hợp các đảng phái, tổ chức thân Nhật trước đây.

Diễn biến:

Dự đoán đúng tình hình Nhật sắp lật Pháp ở Đông Dương, ngay đêm 9.3.1945 tổng bí thư Trường Chinh đã triệu tập Hội nghị thường vụ Trung Ương ở Đình Bảng (Bắc Ninh) ngay trước lúc Nhật nổ súng.

- Ngày 12.3.1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", nhận định:

+ Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương đã tạo ra tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc

+ Nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thật sự chín muồi, tuy vậy hiện đang có nhiều cơ hội tốt để những điều kiện đó đến chín muồi nhanh chóng.

Xác định kẻ thù:

+ Phát xít Nhật là kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương + Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp - Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật". Nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương” để chống lại chính phủ thân Nhật.

Chỉ thị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện

-> Bản chỉ thị ngày 12-3-1945 thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945

- Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi:

+ Giải phóng Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, thành lập đội du kích Ba Tơ. + Các cán bộ cách mạng bị giam trong các nhà tù khắp cả nước (Sơn La, Hoả Lò…) vượt ngục tham gia lãnh đạo phong trào.

- Phong trào "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói" ở miền Bắc giúp quần chúng từ đấu tranh kinh tế -> giác ngộ về chính trị, khởi nghĩa giành chính quyền.

- Thành lập Việt Nam giải phóng quân (5.1945) trên cơ sở thống nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân. -> đặt nhiệm vụ quân sự lên hàng đầu.

30

- Xây dựng 7 chiến khu trong cả nước: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (miền Bắc), Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung), Nguyễn Tri Phương (miền Nam).

- 4. 6.1945, khu giải phóng được thành lập. Các uỷ ban nhân dân cách mạng do nhân dân cử lên thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh nhằm xây dựng khu giải phóng thành một căn cứ vững mạnh về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá để làm bàn đạp giải phóng toàn quốc. Khu giải phóng là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi sục trong cả nước. Tình thế cách mạng trực tiếp đang đến gần. Lực lượng cách mạng cùng cả dân tộc đang gấp rút hoàn thành công việc chuẩn bị cuối cùng, đón thời cơ vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG chương 1 ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời và LÃNH đạo đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945) (Trang 43 - 46)