Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình (sgk)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG chương 1 ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời và LÃNH đạo đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945) (Trang 36 - 40)

II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền 1930-

2. Phong tràà̀o dân chủả̉ 1936-

2.2. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình (sgk)

3. Phong tràà̀o giảả̉i phóng dân tộộ̣c 1939-1945

3.1. Bốố́i cảả̉nh lịị̣ch sưả̉ và chủ trương chiến lược mới của Đảả̉ng

a. Bối cảnh lịch sử

*Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ

Ngày 1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan, 2 ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bùng nổ. Nó đã tác động sâu sắc đến tình hình nước Pháp.

Cách mạng Pháp bị đàn áp: Bọn phản động ra sức đàn áp khủng bố phong trào cách mạng. Mặt trận nhân dân Pháp bị vỡ, Đảng cộng sản bị tổn thất nặng nề.

6.1940, Đức tấn công Pháp -> Chính phủ Pháp đầ hàng. 6.1941, Đức tấn công Liên Xô

* Tình hình trong nước:

- Pháp phát xít hoá bộ máy thống trị: thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân ta. Ở Đông Dương Pháp đã thực hiện tổng động viên bắt lính, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét, khủng bố.

- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc: Do chính sách phát xít hoá của thực dân Pháp làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp trở nên sâu sắc.

- Từ tháng 9.1940, Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng, thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, làm nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”

b. Chủ trương chiến lược mới của Đảng

Kể từ khi CTTG thứ II bùng nổ, BCHTW Đảng đã họp hội nghị:

* Hội nghịị̣ Trung ương 6 (11.1939):

- Tháng 11.1939, Hội nghị Trung ương 6 họp tại Bà Điểm, Gia Định, có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu.

- Xác định con đường đánh đổ đế quốc Pháp, giành lấy độc lập, giải phóng là con đường duy nhất, ngoài ra không có con đường nào khác. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Vì vậy khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” phải tạm gác lại và thay bằng các

24

khẩu hiệu chống địa tô, chống co vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho dân cày nghèo.

- Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ (tháng 3.1938).

* Hội nghịị̣ Trung ương 7 (11.1940)

- Đ/c Trường Chinh chủ trì Hội nghị tại Đình Bảng, Bắc Ninh.

- Tán thành Hội nghị Trung ương 6, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Thành lập đội Việt Nam cứu quốc quân từ lực lượng của khởi nghĩa Bắc Sơn.

* Hội nghịị̣ Trung ương 8 (5.1941)

Ngày 28.1.1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5.1941 Người chủ trì Hội nghị lần 8 của BCHTƯ tại Pắc Bó, Cao Bằng.

- Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam: là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

- Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (5.1941), khẩu hiệu chính là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất”1

Hội nghị Trung Ương nhấn mạnh những nội dung

+ Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhật

+ Thứ hai, khẳng định cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện nay là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức

+ Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”

Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, trang 23. 25

Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh, Cao miên độc lập đồng minh, trên cơ sở sự ra đời mặt trận ỡ mỗi nước, sẽ tiến hành một mặt trận chung của 3 nước là Đông Dương độc lập đồng minh.

+ Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc. Các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”.

+ Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”2

+ Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân -> cho nên phải tích cực xây dưng lực lượng cách mạng, tiến hành xây dựng căn cứ địa.

Trong những hoàn cảnh nhất định thì “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”3

* Ý nghĩa : Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chình sự thay đổi chiến lược cách mạng được vạch ra từ Hội nghị lần thứ 6, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

Hội nghị có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945

3.2. Phong trào chốố́ng Pháp-Nhật, đẩy mạnh chuẩn bịị̣ lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang: nghĩa vũ trang:

a. Phong trào chống Pháp – Nhật * Khởi nghĩa Bắc Sơn:

- Mặc dù Pháp đã đầu hàng Nhật, ngày 23.9.1940, quân Nhật vẫn vượt quan biên giới phía Bắc, đánh chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ lên Đồ Sơn.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 114.

3

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 132. 26

- Quân Pháp thất bại nặng nề, tháo chạy qua Bắc Sơn (Thái Nguyên). Chính quyền địch ở những vùng này tan rã.

- 27.9, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy làm chủ trong vùng. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập, cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng.

- Pháp - Nhật hoảng sợ trước lực lượng cách mạng đã cấu kết với nhau tiến hành khủng bố phong trào cách mạng.

- Khởi nghĩa Bắc Sơn giúp Đảng cộng sản Đông Dương rút ra những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang: Chọn thời cơ, quyết tâm giành thắng lợi và tiến công liên tục. * Khởi nghĩa Nam kỳ:

- Xứ uỷ Nam kỳ họp (9.1940), quyết định khởi nghĩa ngày 23.11.1940.

- Nhân dân miền Nam đấu tranh anh dũng (tiêu biểu Mỹ Tho), thành lập chính quyền cách mạng ở một số xã, quận.

- Thực dân Pháp đàn áp (do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ), ném bom tàn sát nhân dân, đày hàng ngàn người ra Côn Đảo. Một số đồng chí lãnh đạo của Đảng bị bắt và xử bắn trước cuộc khởi nghĩa.

* Binh biến Đô Lương (Nghệ An)

- Ngày 13.1.1941 dưới sự chỉ huy của đội trưởng Nguyễn Văn Cung đã nổi dậy (chống lại việc đưa lính người Việt và Lào sang đánh nhau với quân Thái Lan). Họ đánh chiếm các đồn Chợ Rạng, Đô Lương rồi về Vinh phối hợp với binh lính ở đây chiếm thành.

- Cuộc binh biến không có sự tham gia của đông đảo quần chúng đã nhanh chóng thất

bại.

Trong hơn 3 tháng, 3 cuộc nổi dậy đã diễn ra ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam và đều bị thất bại. Nguyên nhân chính là thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi, kẻ thù còn mạnh, lực lượng khởi nghĩa chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa đã chứng minh tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam, giáng đòn phủ đầu vào thực dân Pháp và cảnh cáo phát xít Nhật.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG chương 1 ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời và LÃNH đạo đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945) (Trang 36 - 40)