CHƯƠNG 7: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG câu hỏi và nội DUNG ôn tập kiểm toán căn bản (Trang 32 - 35)

- Nội dung và trình tự đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện trong các giai đoạn

CHƯƠNG 7: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN

Câu 1: Thế nào là phương pháp kiểm toán cơ bản? Phương pháp kiểm toán tuân thủ? Mục đích sử dụng của từng phương pháp kiểm toán này?

- Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. + Mục đích của phương pháp kiểm toán cơ bản nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến về mức độ tin cậy (về mặt số liệu) của thông tin do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

- Phương pháp kiểm toán tuân thủ là phương pháp được áp dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

+ Mục đích của phương pháp kiểm toán tuân thủ nhằm thu thập bằng chứng liên quan hay chứng minh cho tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Câu 2: Phân biệt phương pháp kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

- Trong cuộc kiểm toán BCTC có hai loại phương pháp kiểm toán là phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ. Có 6 kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.

- Phương pháp kiểm toán rộng hơn các kỹ thuật thu thập bằng chứng.

- Một phương pháp kiểm toán có thể sử dụng nhiều kỹ thuật thu thập bằng chứng, - Một kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có thể được sử dụng cho cả 2 phương pháp kiểm toán

Câu 3: Kỹ thuật kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản được áp dụng nhằm mục đích gì? Bằng chứng thu được từ phương pháp này nhằm xác minh cho những CSDL cụ thể nào?

-Kỹ thuật kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản được áp dụng nhằm kiểm tra nghiệp vụ kinh tế từ lúc phát sinh đến quá trình ghi chép , hạch toán từng nghiệp tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan. Thu thập các bằng chứng kiểm trực tiếp chứng minh cho độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu kế toán

+ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh (kiểm tra các CSDL sự phát sinh, sự đầy đủ,tính toán đánh giá, đúng kỳ, phân loại đúng đắn )

+ Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản (kiểm tra các CSDL sự hiện hữu , quyền và nghĩa vụ , sự đầy đủ , tính toán đánh giá, phân loại đúng đắn)

Câu 4: Giải thích rõ tại sao trong mọi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đều phải áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản?

- Trong mọi cuộc kiểm toán BCTC đều phải áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản vì:

+ Xuất phát từ khái niệm phương pháp kiểm toán cơ bản.

 Mục tiêu của cuộc kiểm toán BCTC là đưa ra ý kiến nhận xét về mức độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính. Đây cũng chính là mục đích của phương pháp kiểm toán cơ bản, thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán cung cấp.

+ Báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm toán BCTC nên khi kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc phải tra các sổ kế toán, chứng từ, hóa đơn. Trong mọi cuộc kiểm toán BCTC đều cần phải sử dụng phương pháp cơ bản.

+ Phương pháp kiểm toán cơ bản sẽ giúp kiểm toán viên nhận xét các nghiệp vụ và số dư có được trình bày thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu hay không. Điều này phù hợp với mục tiêu của hệ thống kế toán trong đơn vị.

+ Do hệ thống kiểm soát nội bộ luôn tồn tại những hạn chế cố hữu,

Câu 5: Trình bày mục đích của việc sử dụng loại phương pháp kiểm toán tuân thủ? Bằng chứng thu được từ phương pháp kiểm toán tuân thủ sẽ cho phép kiểm toán viên đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh hay nội dung gì?

- Mục đích của phương pháp kiểm toán tuân thủ nhằm thu thập bằng chứng liên quan tới tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

- Bằng chứng thu được từ phương pháp kiểm toán tuân thủ sẽ cho phép kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh hay nội dung:

+ Một là, hệ thống kiểu soát nội bộ được xây dựng có đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp không;

+ Hai là, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có thường xuyên, liên tục không; + Ba là, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả không.

Câu 6: Phương pháp kiểm toán mà kiểm toán viên áp dụng sẽ không ảnh hưởng

soát nội bộ, của các giao dịch, mới, phức tạp, cường độ, khối lượng giao dịch.. rủi ro kiểm soát không phụ thuộc vào cuộc kiểm toán có hay không.

- Rủi ro kiểm soát tồn tại khách quan với cuộc kiểm toán, do vậy phương pháp kiểm toán do Kiểm toán viên lựa chọn sẽ không liên quan và ảnh hưởng gì đến rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên mức độ rủi ro kiểm soát cao hay thấp sẽ giúp kiểm toán viên xác định (hoặc điều chỉnh) phạm vi và khối lượng công việc kiểm toán được thực hiện từ các phương pháp kiểm toán (đặc biệt là phương pháp kiểm toán cơ bản).

Câu 7: Nêu những lý do cần phải kiểm toán báo cáo tài chính trên cơ sở mẫu chọn.

- Cuộc kiểm toán BCTC cần phải thực hiện trên cơ sở mẫu chọn (ngoại trừ những yêu cầu cụ thể cho các tượng kiểm toán đặc thù) và kiểm toán viên phải chấp nhận những điều không chắc chắn nào đó trong quá trình kiểm toán vì những lý do cơ bản sau: + Một là, kiểm toán viên không thể tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối về mặt số học khi đưa ra ý kiến về BCTC vì BCTC không thể phản ánh chính xác mọi hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

+ Hai là, cho dù kiểm toán toàn bộ thì kiểm toán viên cũng không thể phát hiện hết mọi sai phạm BCTC của đơn vị

+ Ba là, xét về mặt kinh tế, nếu kiểm toán toàn diện sẽ không hiệu quả vì mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian

+ Bốn là, xét về tính kịp thời của thông tin, khi tiến hành kiểm toán trên cơ sở mẫu chọn sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh kịp thời, phục vụ việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp.

- Do vậy mẫu được sử dụng một cách phổ biến trong công tác kiểm toán. Ngày nay phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán có vị trí quan trọng trong kiểm toán hiện đại nhằm góp phần giúp kiểm toán viên đạt được mục tiêu kiểm toán.

Câu 8: Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao hay thấp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro phát hiện cũng như phạm vi, khối lượng, thời gian và chi phí kiểm toán?

- Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao tức là trường hợp này ở những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phức tạp, bản chất của những sản phẩm hàng hóa, địa điểm kinh doanh, ...phức tạp nhưng Hệ thống kiểm soát nội bộ lại yếu kém không thể kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn, xử lý các gian lận sai sót trong hoạt động kinh

 Do vậy, báo cáo tài chính sẽ tồn tại nhiều gian lận và sai sót nên khi kiểm toán kiểm toán viên phải dự kiến rủi ro phát hiện là thấp tức phải kiểm toán với khối lượng nhiều, phạm vi rộng, thời gian lâu và chi phí lớn

- Ngược lại, nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều thấp có nghĩa là doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh đơn giản, Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, hoạt động hiệu quả, khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý gian lận sai sót tốt nên trong báo cáo tài chính tồn tại gian lận sai sót ít,  kiểm toán kiểm toán viên sẽ phải dự kiến rủi ro phát hiện là cao hay thực hiện công việc kiểm toán với khối lượng ít, phạm vi nhỏ, thời gian nhanh, chi phí thấp.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG câu hỏi và nội DUNG ôn tập kiểm toán căn bản (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w