1.1.2 .Giảng viên
2.3. Đánh giá chung
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế kể trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát ở một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng của một bộ phận cán bộ, giảng viên của Nhà trường chưa thực sự đầy đủ. Tâm lý và nhận thức chung của khơng ít người chủ yếu chỉ là khâu hình thức, làm cho xong chứ chưa đánh giá đúng mục đích cốt lõi của hoạt động đánh giá là nhằm tạo căn cứ cho hoạt động quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường trong dài hạn.
- Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Viên chức còn chậm được ban hành, trong khi Nghị định về đánh giá và phân loại viên chức, giảng viên cũng thường thay đổi điều chỉnh nên dẫn đến công tác đánh giá đối với giảng viên của Nhà trường nhiều khi vẫn phải vận dụng các quy định đã được ban hành trước đó. Các quy định của pháp luật về đánh giá viên chức, giảng viên nói chung cịn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện nay, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết quả đánh giá viên chức, giảng viên với các chính sách tiền lương, tiền thưởng, khen thưởng, kỷ luật, tôn vinh, thăng tiến,… một cách kịp thời, khách quan, minh bạch. Thực tế chung này khiến cho việc đánh giá chất lượng giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thái Ngun cũng khó có thể có những đổi mới đột phá vì vẫn phải căn cứ theo các quy định chung.
- Hoạt động đánh giá giảng viên của Nhà trường khơng có sự giám sát của cán bộ quản lý hay viên chức có trình độ chun sâu về cơng tác đánh giá, mà chủ yếu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và được triển khai bởi tập thể và cá nhân các giảng viên cùng với người lãnh đạo trực tiếp thực hiện.
chế, chưa thực sự khoa học nên kết quả đánh giá chưa thực chất, còn hiện tượng nể nang, thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến những vướng mắc và khơng tránh khỏi hình thức trong quá trình thực hiện, phản ánh chưa đầy đủ chất lượng viên chức, giảng viên của Nhà trường. Trong đánh giá, ngoài các nội dung có tính định tính thì các nội dung về chất lượng chuyên môn, kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng chưa được lượng hóa nên khó đo lường.
- Kết quả đánh giá giảng viên nhìn chung chưa được sử dụng làm căn cứ cho phát triển chức nghiệp, đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển nên chưa tạo ra động lực tích cực cho chủ thể đánh giá cũng như bản thân giảng viên được đánh giá nên phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá đối với giảng viên Nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Qua thực trạng đánh giá giảng viên từ thực tiễn tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn cịn những hạn chế, chưa được khắc phục, chưa tạo được bước đột phá mới. Cơng tác đánh giá nhìn chung vẫn cịn chịu nhiều ảnh hưởng của cách đánh giá truyền thống. Các tiêu chí đánh giá vẫn thiên nhiều về yếu tố phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chưa thực sự tập trung vào đánh giá trình độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên. Trình tự, thủ tục đánh giá đối với viên chức nói chung và giảng viên Nhà trường nói riêng nhìn chung chưa có gì đổi mới đột phá so với các quy định đánh giá trước đây.
Những hạn chế của công tác đánh giá giảng viên của Nhà trường như trình bày trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song về cơ bản là do việc đánh giá vẫn đang căn cứ theo các quy định về hệ thống các tiêu chí và phương pháp truyền thống, chưa cụ thể và đầy đủ; nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng của một bộ phận cán bộ, giảng viên của Nhà trường chưa thực sự đầy đủ; chủ thể đánh giá cũng chưa đảm bảo là những người có chun mơn sâu và có các kỹ năng nghiệp vụ về đánh giá giảng viên; cơng tác đánh giá nhìn chung cịn khép kín, mang tính nội bộ; kết quả đánh giá giảng viên chưa được sử dụng làm căn cứ cho việc quản lý và phát triển chức nghiệp của bản thân giảng viên được đánh giá nên chưa tạo ra động lực thực chất...
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN