1.1.2 .Giảng viên
3.2. Giải pháp đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiêu chí đánh giá đối với giảng viên
Theo đó, trước mắt, cần nghiên cứu xây dựng khung đánh giá với các tiêu chí cụ thể về năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giảng viên của Nhà trường để làm cơ sở cho việc sử dụng, đánh giá và quy hoạch hàng năm một cách cụ thể, chính xác. Khung đánh giá với các tiêu chí về năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giảng viên là cơng cụ mơ tả trong đó xác định các tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giảng viên theo các cấp độ khác nhau.
mục các năng lực, phẩm chất, đạo đức; định nghĩa năng lực, phẩm chất, đạo đức và mô tả cấp độ năng lực, phẩm chất, đạo đức. Các cấp độ có thể mơ tả như sau: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.
Việc sử dụng khung năng lực cũng sẽ giúp cho Nhà trường có cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; là cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên; là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng hoặc quy hoạch, bổ nhiệm đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định; là căn cứ tham chiếu trong việc đánh giá đội ngũ giảng viên.
Trên cơ sở quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quy chế giảng viên trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02/5/2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), tác giả đề xuất xây dựng khung năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - tác phong và năng lực chuyên môn làm cơ sở đánh giá đội ngũ giảng viên đề xuất với lãnh đạo Nhà trường với những tiêu chuẩn, tiêu chí và mức độ như sau:
Bảng 3.1. Khung tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - tác phong và năng lực chuyên môn của đội ngũ
giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
Tiêu chuẩn Nội dung Mức độ đạt
Tốt Khá TB Yếu Kém Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất chính trị
Tiêu chí 1 Tinh thần yêu nước
Tiêu chí 2 Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tiêu chí 3 Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, chống bệnh thành tích theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh
Tiêu chí 4 Khơng tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
Tiêu chí 5 Có trình độ hiểu biết LLCT, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tiêu chuẩn 2 Đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 6 Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đồn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong cơng tác
Tiêu chí 7 Có lịng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp, quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, đồng nghiệp và người học.
Tiêu chí 8 Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. Tiêu chí 9 Cơng bằng trong giảng dạy và
giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học Tiêu chí 10 Tận tụy với công việc; thực
hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, Nhà trường, của ngành.
Tiêu chí 11 Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc.
Tiêu chí 12 Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự đào tạo, bồi dưỡng.
Tiêu chí 13 Khơng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; khơng gây khó khăn, phiền hà đối với học viên. Tiêu chí 14 Khơng gian lận, thiếu trung
thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
Tiêu chí 15 Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến học viên.
Tiêu chí 16 Khơng tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của học viên và đồng nghiệp. Tiêu chí 17 Không xâm phạm thân thể, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của học viên, đồng nghiệp, người khác.
Tiêu chí 18 Khơng làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
Tiêu chí 19 Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
Tiêu chí 20 Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tiêu chí 21 Khơng trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc.
Tiêu chí 22 Khơng đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nền nếp của Nhà trường.
Tiêu chí 23 Khơng tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; khơng sử dụng, lưu giữ, truyền bá sản phẩm đồi trụy, độc hại.
Tiêu chuẩn 3 Lối sống, tác phong
Tiêu chí 24 Có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng.
Tiêu chí 25 Lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội
Tiêu chí 26 Ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
Tiêu chí 27 Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học, có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, giải quyết cơng việc khách quan, tận tình, chu đáo. Tiêu chí 28 Trang phục, trang sức khi thực
hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
Tiêu chí 29 Đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hồn thành tốt nhiệm vụ, Tiêu chí 30 Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
Tiêu chí 31 Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau, quan tâm đến những người xung quanh, thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Tiêu chuẩn 4 Năng lực chuyên mơn
Tiêu chí 32 Khả năng tinh thơng nghề nghiệp
Tiêu chí 33 Thường xuyên nâng cao trình độ, kiến thức sư phạm.
Tiêu chí 34 Tích cực mở rộng phơng hiểu biết các khoa học xã hội và nhân văn, bồi dưỡng kiến thức chun mơn.
Tiêu chí 35 Làm chủ được quá trình chuyển tải kiến thức, định hướng nhận thức cho học viên. Tiêu chí 36 Thường xuyên tự trau dồi kiến thức thực tiễn, bám sát đời sống xã hội, có khả năng tổng kết thực tiễn, dám đề xuất, đảm nhận những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giải đáp những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Tiêu chí 37 Tư duy độc lập, sáng tạo. Tiêu chí 38 Ý thức hợp tác, say mê trong
nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, xung kích trong các nghiên cứu khoa học.
3.2.3. Nghiên cứu, đổi mới các phương pháp đánh giá đối với giảng viên Nhà trường
Hiện nay, theo quy trình truyền thống, đã có nhiều chủ thể tham gia đánh giá đối với giảng viên tại trường chính trị cấp tỉnh, như: cá nhân giảng viên, lãnh đạo Khoa/Phòng, tập thể giảng viên của Khoa/Phòng). Tuy vậy, kết quả đánh giá đối với giảng viên trên thực tế lại phụ thuộc một lớn vào kết quả phiên họp tập thể dưới sự lãnh đạo của đơn vị Khoa, phịng. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp đánh giá bình bầu qua phiên họp tập thể sẽ góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá, làm căn cứ để lãnh đạo đánh giá với từng cá nhân giảng viên của Nhà trường.
Do đó, tác giả đề xuất đổi mới trình tự thực hiện của phương pháp bình, bầu gồm các bước sau:
Bước 1: Các Khoa/Phòng đánh giá cần xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn nội
dung trực tiếp trong phiếu đánh giá, sau đó gửi danh sách giảng viên được đánh giá cho từng thành viên tham gia đánh giá, thời gian gửi phiếu phải đảm bảo gửi từ 5-7 ngày trước khi dự kiến tổ chức cuộc họp đánh giá. Các thành viên tham gia đánh giá trực tiếp vào phiếu đánh giá đã được gửi.
Bước 2: Tổ chức phiên họp tập thể đánh giá: Phiên họp này nhằm mục đích so
sánh, đối chiếu kết quả đánh giá đối với giảng viên theo từng hạng mục, ứng với kết quả đánh giá của từng giảng viên. Sau khi tổng hợp kết quả, các giảng viên được đánh giá có quyền phát biểu ý kiến nội dung tập thể Khoa đã đánh giá với bản thân mình.
Bước 3: Tổng hợp cơng bố kết quả đánh giá: Sau khi hoàn thành những nội
dung trên, lãnh đạo Khoa tổng hợp công bố kết quả đánh giá.
Điều cần lưu ý trong mơ hình đánh giá này là phương pháp bình bầu cần được bỏ phiếu kín, nội dung đánh giá được gửi trong khoảng thời gian tương đối dài cho người tham gia đánh giá có thời gian, chủ động nghiên cứu, phân tích đưa ra kết quả chính xác nhất.
Ngồi ra, kết quả đánh giá cũng được so sánh, đối chiếu với kết quả của nhiều chủ thể khác nên sẽ có sự chính xác, khách quan, trung thực hơn so với phương pháp
bình bầu truyền thống biểu quyết bằng “giơ tay” và góp ý trực tiếp như các cơ quan, đơn vị hiện nay đang triển khai rất nhiều.
Tuy nhiên, để phương pháp bình bầu theo mơ hình kiến nghị phát huy hiệu quả thì việc tổ chức lập kế hoạch, xây dựng tiêu chí, phiếu đánh giá phải thật sự khoa học, công tác kiểm phiếu phải tiến hành cơng khai, minh bạch và có sự tham gia giám sát của chủ thể bên ngồi Khoa/Phịng thì mới phát huy được hiệu quả.
Mơ hình kiến nghị mà tác giả đưa ra minh họa trong sơ đồ sau:
Phiên họp
Gửi danh sách giảng viên được
đánh giá cho từng thành viên tham gia đánh giá Xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn nội dung trực tiếp trong phiếu đánh giá Thành viên tham gia đánh giá trực tiếp vào
trong phiếu đánh giá
Kiểm phiếu
Nếu có sự khác biệt với kết quả đánh giá của đồng nghiệp (Tổng điểm chênh lệch > 5)
Nếu không sự khác biệt nhiều với kết quả đánh giá của đồng nghiệp. (Tổng
điểm chênh lệch < 5)
Trưng cầu kết quả so sánh + lấy ý kiến cá nhân tổ chức liên quan nhận xét về nội dung còn khác biệt
Ý kiến người được đánh giá*
Công bố kết quả 1
2
Ngồi ra, có thể nghiên cứu, tham khảo và áp dụng các phương pháp đánh giá khác như:
(1) Phương pháp đánh giá cho điểm:
Theo đó, Trưởng các Khoa/Phịng của Nhà trường sẽ xem xét từng tiêu chí đánh giá (đặc điểm của giảng viên được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Thông thường, thang đánh giá (thang điểm) gồm một số bậc được xếp hạng từ thấp tới cao, từ mức độ “Kém” cho tới “Xuất sắc” hoặc sắp xếp tương tự. Mỗi đặc điểm cần đánh giá có một thang điểm phù hợp. Các đặc điểm cần đánh giá về giảng viên sẽ bao gồm các mức độ: hợp tác trong công việc, khả năng trao đổi, diễn đạt thơng tin, tính sáng tạo, chấp hành kỷ luật về giờ giấc, nội quy làm việc, kỹ năng làm việc và một số đặc điểm khác tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng đối tượng giảng viên.
Phương pháp đánh giá này có ưu điểm là kết cấu rõ ràng, tiêu chuẩn hoá được các tiêu chí nên cho phép việc xếp hạng giảng viên cũng dễ dàng hơn. Nhìn chung, các giảng viên đều phải trải qua q trình đánh giá với các tiêu chí và thang điểm đánh giá cơ bản giống nhau nên tạo ra sự bình đẳng trong việc đánh giá. Đây cũng được coi là thước đo thành tích chuẩn trong tồn bộ Khoa cũng như tồn Trường nên có thể được coi là phương pháp phổ biến và áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cũng nên lưu ý tới một số trường hợp khơng liệt kê được tồn bộ các công việc mà giảng viên đang đảm nhận, bởi các tiêu chí này cố định và được tiêu chuẩn hoá nên một số đặc điểm sẽ có mối liên quan chặt chẽ với một cơng việc nào đó so với các cơng việc khác. Chẳng hạn: đặc điểm tính sáng tạo khơng phải lúc nào cũng cần thiết đối với những cơng việc có quy trình rõ ràng hoặc được kết cấu một cách chặt chẽ. Trong những trường hợp như vậy, đánh giá thấp về tính sáng tạo khơng có nghĩa giảng viên đó thiếu tính sáng tạo. Ngược lại, điều đó phản ánh một thực tế là giảng viên đó ít có cơ hội sử dụng hoặc thể hiện đặc điểm trên. Do đó, cần phải xem xét, cân nhắc kỹ tới loại hình cơng việc và đặc thù mơi trường làm việc khi xây dựng phương pháp đánh giá này. Hơn nữa, khi xây dựng tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá người thiết kế cần bao quát toàn bộ
những dấu hiệu có liên quan tới đặc thù công việc của giảng viên, đặc biệt là đối với các giảng viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác ngồi chun mơn chính là giảng dạy.
(2) Phương pháp đánh giá theo kết quả
Phương pháp này tập trung vào kết quả giảng viên đã đạt được trong q trình làm việc. Thành tích cơng việc của giảng viên được xác định dựa trên mức độ đạt được của họ so với mục tiêu công việc đã được Khoa, Nhà trường xác định từ trước. Các mục tiêu này nên được lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa, đơn vị và cá nhân mỗi giảng viên cùng phối hợp xây dựng. Quá trình xây dựng mục tiêu là quá trình mà giảng viên cần tự xác định những năng lực, trình độ cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Họ không cần người khác phải phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của mình để giao nhiệm vụ và phân bổ các nguồn lực (bao gồm cả quyền hạn và trách nhiệm) để có thể hồn thành cơng việc. Chính bản thân giảng viên phải tự giám sát quá trình phát triển của cá nhân mình.
Phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu này cũng sẽ khắc phục được một số vấn đề phát sinh do giả định rằng những đặc điểm cần thiết để hồn thành tốt cơng việc của giảng viên có thể xác định và đo lường một cách đáng tin cậy. Thay vì phải giả định về những đặc điểm của cá nhân giảng viên, phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu tập trung vào kết quả công việc thực tế.
Cơ sở lý luận của phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu là có thể nhìn nhận được kết quả công việc một cách trực tiếp, trong khi đặc điểm của giảng viên (có thể có hoặc có thể khơng ảnh hưởng tới thành tích cơng việc) chỉ có thể được suy đốn hoặc suy luận mang tính định tính. Phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu cũng giúp giảng viên có được cảm giác hài lịng về tính tự chủ trong việc đánh giá và sự hoàn thành mục tiêu. Nhưng mặt khác, phương pháp này có thể dẫn tới kỳ vọng khơng thực tế về một mục tiêu có thể hoặc khơng thể hồn thành một cách hợp lý.
Điểm mạnh của phương pháp này là tính rõ ràng của mục tiêu. Nhưng đó cũng chính là điểm yếu của phương pháp này bởi lẽ những mục tiêu tự bản thân nó lại tạo