Khái quát chung về Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

1.1.2 .Giảng viên

2.1. Khái quát chung về Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên tiền thân là: Trường Đảng Thái Nguyên (thành lập ngày 04/7/1957), Trường Hành chính (thành lập năm 1963) và Trường Đoàn Thanh niên (thành lập năm 1963). Từ năm 1965, sau khi có quyết định sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, các trường vừa đề cập trên cũng được sáp nhập với các trường của tỉnh Bắc Kạn thành các trường của tỉnh Bắc Thái.

Từ năm 1990, Trường Đảng, Trường Hành chính và Trường Đồn Thanh niên sáp nhập thành Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Bắc Thái. Từ năm 1994, là Trường Chính trị tỉnh Bắc Thái. Từ năm 1997 đến nay là Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên[37].

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thái Nguyên và sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành đồn thể; sự chỉ đạo về chun mơn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã cố gắng vươn lên và ngày càng phát triển. Từ buổi đầu chỉ tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về những nội dung cụ thể trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay Nhà trường đã tổ chức đào tạo chương trình trung cấp LLCT - hành chính (nay là trung cấp LLCT), trung cấp hành chính, các chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo chức danh, bồi dưỡng dự nguồn chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND xã, bồi dưỡng chuyên viên và chuyên viên chính, Nhà trường kết hợp với các cơ sở đào tạo trung ương mở các lớp cao cấp LLCT, cử nhân chính trị.

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Thái Nguyên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ

thống chính trị cấp cơ sở, CBCC, viên chức ở địa phương về LLCT - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

Nhiệm vụ chính của Trường hiện nay là: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phịng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phịng của sở, ban, ngành, các đồn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh trên; CBCC, viên chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về một số lĩnh vực khác. - Đào tạo trung cấp LLCT - hành chính (nay là trung cấp LLCT) theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương.

- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện.

- Bồi dưỡng các chương trình khác do cấp có thẩm quyền giao.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của trung tâm chính trị cấp huyện.

- Tham gia tổng kết thực tiễn ở địa phương, cơ sở, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác theo chỉ đạo của Tỉnh ủy Thái Nguyên[37].

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

Thực hiện Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 2361-QĐ/TU ngày 01/02/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc sắp xếp tổ chức bộ máy Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, tổ chức bộ máy và biên chế của Nhà trường đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn, gồm: Ban Giám hiệu Nhà trường có 03 đồng chí (Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng); 3 khoa (khoa Lý luận cơ sở, Khoa Xây dựng Đảng, Khoa Nhà nước và pháp luật) và 2 phịng (Phịng Tổ chức, hành chính, thơng tin, tư liệu và Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học) [37].

2.1.2. Đội ngũ giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

Về số lượng:

Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Nhà trường là 33/44 cán bộ, viên chức (chiếm 75%) 100% giảng viên có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 02 giảng viên có trình độ Tiến sĩ (chiếm 6,06%) 26 giảng viên có trình độ Thạc sĩ (chiếm 78,79%), 02 giảng viên đang học Thạc sĩ.

- Về cơ cấu độ tuổi của giảng viên: có thể chia làm hai nhóm: dưới 40 tuổi và

trên 40 tuổi. Hiện nay, ở độ tuổi dưới 40 tuổi trường có 15 giảng viên, trên 40 tuổi có 18 giảng viên. Các giảng viên trên 40 tuổi thì kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu sẽ nhiều hơn các giảng viên ở độ tuổi dưới 40.

Hiện nay, về mặt cơ cấu, số lượng đó là có sự mất cân bằng giữa lực lượng giảng viên nam và lực lượng giảng viên nữ. Trong tổng số 33 giảng viên trong độ tuổi chỉ có 13 giảng viên là nam (chiếm 39,4 %), 20 giảng viên là nữ (chiếm 60,6 %). Trong khi điều kiện thực tế, các giảng viên nữ đang trong độ tuổi sinh nên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và cường độ thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Cùng với đó, cơ cấu tuổi nghề trong đội ngũ giảng viên cũng có điểm bất lợi: Trong số 33 giảng viên thì có 15 giảng viên có độ tuổi dưới 40 tuổi. Vì thế, nhìn

chung đội ngũ giảng viên này còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, kỹ năng giảng dạy có nhiều hạn chế. Qua thống kê thực tế đối với 15 giảng viên này, lượng giảng viên có thể tham gia giảng dạy trên 70% đến chương trình của khoa là 02 giảng viên (chiếm 13,33 %); từ 50% - dưới 70% chương trình là 02 giảng viên (chiếm 13,33 %); từ 30% - dưới 50% chương trình là 02 giảng viên (chiếm 13,33%); và dưới 30% chương trình là 09 giảng viên (chiếm 60%)[33]. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảng dạy của các khoa, đặc biệt là rất khó khăn trong việc bố trí và thực hiện nghĩa vụ giảng dạy.

- Về trình độ chun mơn:

+ Chuyên ngành được đào tạo đại học: cử nhân ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước 01 giảng viên; cử nhân ngành Tổ chức 01 giảng viên, cử nhân hành chính 01 giảng viên; cử nhân chủ nghĩa xã hội 01 giảng viên, cử nhân kinh tế chính trị 01 giảng viên, cử nhân chính trị học 01 giảng viên.

+ Chuyên ngành được đào tạo thạc sĩ: Thạc sĩ Lịch sử Đảng có 04 giảng viên; Thạc sĩ Triết học 05 giảng viên, Thạc sĩ Tâm lý giáo dục 01 giảng viên; Thạc sĩ Quản lý giáo dục 01 giảng viên; Thạc sĩ giáo dục học 01 giảng viên; Thạc sĩ Kinh tế chính trị 01 giảng viên; Thạc sĩ Luật học 02 giảng viên, Thạc sĩ Hành chính 03 giảng viên; Thạc sĩ Chính trị học 02 giảng viên; Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước 04 giảng viên, Thạc sĩ Kinh tế 01 giảng viên; Thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước 01 giảng viên.

+ Đào tạo nghiên cứu sinh: Có 02 giảng viên[33].

- Về trình độ lý luận chính trị:

u cầu về trình độ LLCT đối với đội ngũ giảng viên Trường Chính trị là một trong những tiêu chí đặc thù. Bởi lẽ, Trường Chính trị là nơi đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ địa phương, sở, ban, ngành trong tỉnh về LLCT. Hơn bất cứ giảng viên ở cơ sở đào tạo nào, tiêu chí về LLCT đối với đội ngũ giảng viên Trường Chính trị là khơng thể thiếu được và phải đạt từ trình độ trung cấp trở lên, để đảm bảo chất lượng phải đạt chuẩn cao cấp LLCT. Xuất phát từ điều này, trong thời gian qua Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho các giảng viên của Nhà trường có điều kiện thuận lợi

theo học các lớp Trung cấp lý luận ở tại trường và tham gia theo học các lớp hồn thiện chương trình Cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đến nay, đội ngũ giảng viên Nhà trường đều có trình độ LLCT từ trung cấp LLCT trở lên, trong đó có 26 giảng viên có trình độ cao cấp LLCT và tương đương (chiếm 78,79%); 7 giảng viên có trình độ trung cấp LLCT (chiếm 21,21%) [33].

- Về quy hoạch đội ngũ cán bộ:

Trong những năm qua, công tác cán bộ, đặc biệt là công tác quy hoạch cán bộ đã tác động mạnh đến sự phát triển của đội ngũ giảng viên Nhà trường, trong đó có đội ngũ giảng viên.

Đảng ủy - Ban Giám hiệu Nhà trường quán triệt nhận thức rõ công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là cơng tác phát hiện sớm nguồn cán bộ có đức, có tài, có triển vọng và khả năng lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch. Đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch, gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, đảm bảo cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc. Trên cơ sở đó mới tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của đơn vị.

Nội dung để đánh giá được căn cứ theo tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Quy trình đánh giá cán bộ để đưa vào quy hoạch thực hiện theo Quyết định 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X). Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã thống nhất chủ trương xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho giai đoạn 2015 - 2020 và giai đoạn 2020 - 2025. Trong triển khai thực hiện công tác quy hoạch bảo đảm công khai, công bằng đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy. Công tác quy hoạch cán bộ nhằm mục đích:

Quy hoạch cán bộ nhằm tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch cán bộ bao gồm nhiều khâu trong đó đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên, bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3

khóa VIII và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín, sức khỏe,...

Quy hoạch cán bộ phải sát với thực tiễn, có tính tích cực, khả thi trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và cán bộ dự nguồn, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài; khắc phục tình trạng hụt hẫng, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục. Nhà trường đã nghiêm túc quán triệt, tổ chức triển khai công tác quy hoạch cán bộ theo Nghị quyết số 42 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp trong cơng tác cán bộ nói chung và cơng tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Nâng cao nhận thức các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên đối với công tác cán bộ, đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan đối với cơng tác quy hoạch cán bộ.

Trong q trình tiến hành công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ, đã mở rộng dân chủ, công khai và đem lại hiệu quả thiết thực, đã tiến hành xây dựng quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý cho khóa tiếp theo vào năm thứ hai của nhiệm kỳ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ; hằng năm tiến hành rà sốt, bổ sung quy hoạch theo quy định. Do đó, cơng tác quy hoạch cán bộ từng bước được thực hiện nền nếp hơn, bảo đảm “mở” và “động”, góp phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ.

Trong giai đoạn 2020 – 2025, có 02 đồng chí trong quy hoạch hiệu trưởng, 05 đồng chí trong quy hoạch phó hiệu trưởng; 05 đồng chí trong quy hoạch trưởng các phịng, khoa; 04 đồng chí trong quy hoạch cấp phó trưởng phịng, khoa. Đây là động lực tác động mạnh mẽ đến sự phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên nói chung và các đồng chí được quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng[36, tr.22].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá viên chức tại trường chính trị tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)