- Vào Overlay Tool\ Overlay 2 Table ta chọn lần lược từng lớp bản đồ
c) Phân tích biến động hiện trạng lớp phủ thực vật rừng
3.3.3. Hậu quả của suy giảm diện tích rừng
Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp dẫn đến hậu quả nặng nề:
- Mất rừng làm mất cân bằng nguồn nước, ở những nơi rừng bị tàn phá thường thiếu nước trầm trọng, làm giảm độ ẩm đất và mạch nước ngầm tụt sâu xuống: Mất thảm thực vật rừng dẫn đến lượng nước thấm vào trong lòng đất giảm đi nhiều lần so với khu vực có rừng bao phủ, lượng nước bốc hơi cao hơn so với lượng nước thấm vào lòng đất. Mạch nước ngầm ngày càng hạ xuống, mùa khô trở nên khốc liệt hơn.
- Suy giảm diện tích rừng làm tăng diện tích đất trống, đồi trọc, diện tích đất bị xói mịn và làm giảm độ phì nhiêu của đất, tăng quá trình sạc lỡ đất. Sau khi rừng bị mất đi một thời gian ngắn dẫn đến đất bị rửa trơi và xói mịn, đất màu mỡ bị cuốn trôi đi ngay sau mùa mưa. Cùng với đó là việc bón phân một cách tùy tiện đã làm tăng tốc độ xói mòn, giảm khả năng giữ nước và gia tăng tình trạng hoang hóa đất đai.
- Gây ra nạn lũ qt: Lũ lụt và xói mịn là hai yếu tố có quan hệ với nhau. Lũ lụt làm tăng cường độ xói mịn, vật liệu bị xói mịn từ trên cao đổ xuống lịng sơng làm cho lũ lụt trở nên nghiêm trọng hơn. Huyện Nông Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Nam, địa hình ở đây đồi núi là chủ yếu. Với việc mất đi lớp phủ thực vật rừng sẽ khiến lũ lụt xảy ra thường xuyên và mức độ nghiêm trọng hơn.
- Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất ấm dần lên, lũ lụt…cũng như việc hủy hoại lâm sản dưới tán rừng đã gây nên mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng dẫn đến biến đổi khí hậu và phát sinh nhiều loại bệnh tật.
- Mất rừng làm suy thoái đa dạng sinh học: Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật. Việc khai thác rừng quá mức dẫn đến môi trường sống của chúng bị de dọa nghiêm trọng. Các loài động thực vật có xu giảm dần, nhiều lồi cịn có nguy cơ tuyệt chủng.
64