Mở ảnh và xem các thông tin của ảnh

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG Ở HUYỆN NÔNG SƠN – TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 10600822 (Trang 40 - 41)

Mở một file ảnh: Sau khi khởi động ENVI, trên thanh menu chính ta chọn File\Open

Image File sẽ xuất hiện hộp thoại Enter Data Filenames cho phép ta chọn file ảnh cần

mở rồi nhấn Open.

Chú ý: đuôi *.img là định dạng ảnh của phần mềm ENVI, nếu muốn mở một định

dạng khác thì ta chọn File\Open External File rồi chọn kiểu định dạng thích hợp. Còn

nếu thư mục chứa ảnh khơng có file mang định dạng *.hdr đi kèm thì buộc chúng ta phải khai báo các thông tin cần thiết cho ảnh như số cột, số dòng, số kênh ảnh... thì ảnh mới mở được.

Sau khi chọn xong ảnh sẽ xuất hiện hộp thoại Available Bands List cho phép chọn

kênh phổ để hiển thị và xử lý ảnh, đồng thời cũng cho biết thêm một số thơng tin về tấm ảnh đó.

Mục đầu tiên sẽ là tên ảnh, đi kèm là các kênh phổ để ta chọn khi mở ảnh màu.

Mục thứ hai là thông tin về ảnh như phép chiếu, múi chiếu, độ phân giải, hệ tọa độ, tọa độ địa lý góc trên bên trái của ảnh, tọa độ bản đồ góc trên bên trái của ảnh.

Nếu mở ảnh trắng đen thì ta chọn Gray Scale còn muốn mở ảnh màu thì chọn RGB Color rồi chọn kênh phổ thích hợp xong rồi nhấn Load Band.

Ảnh Landsat bao gồm các ảnh thành phần của 7 băng tần, mỗi băng ứng với 1 khoảng giá trị của bước sóng ánh sáng. Để thể hiện bức ảnh Landsat sử dụng ảnh tổng hợp của 3 băng (Đỏ, xanh và lam). Dưới đây là những thông tin cơ bản về các băng của Landsat.

Băng 1 (0.45-0.52 µm, Lam) Đây là dải bước sóng ngắn, ánh sáng có thể xuyên qua nước trong suốt. Băng này được sử dụng để nghiên cứu các vật thể trong nước, các hệ sinh thái ngập nước. Sử dụng băng 1 để nghiên cứu dòng phù sa, rạn san hô, độ sâu của nước. Vì bước sóng ngắn cho nên băng 1 hay bị nhiễu, ảnh của băng 1 hay bị nhám, không sắc nét như các băng khác.

Băng 2 (0.52-0.60 µm, Xanh) Chất lượng băng này gần giống như băng 1, được chọn để nghiên cứu thảm thực vật vì bước sóng ánh sáng thể hiện màu xanh gần giống màu xanh của thảm thực vật.

Băng 3 (0.63-0.69 µm, Đỏ) Dải bước sóng của băng này bị thực vật hấp thụ (Băng này được gọi là băng hấp thụ diệp lục). Băng 3 dùng để phân biệt giữa thực vật và đất. Dùng để nghiên cứu về thực vật (rừng tốt, xấu).

41

Băng 4 (0.76-0.90 µm, Cận hồng ngoại) Băng 4 bị nước hấp thụ vì thế ảnh của băng này mặt nước có mầu đen, thể hiện ánh sáng phản xạ từ mặt nước rất yếu. Băng này được sử dụng để phân biệt giữa mặt nước và đất.

Băng 5 (1.55-1.75 µm, Hồng ngoại trung) Băng này rất nhạy cảm với độ ẩm vì thế được sử dụng để nghiên cứu thảm thực vật và độ ẩm đất, băng 5 còn được sử dụng trong nghiên cứu mây và băng tuyết.

Băng 6 (10.40-12.50 µm, Hồng ngoại nhiệt) Được sử dụng để nghiên cứu nhiệt độ mặt đất. Những ứng dụng của băng này bao gồm nghiên cứu địa chất, tính tốn q trình hấp thụ nhiệt của thực vật, nghiên cứu sự ảnh hưởng của mây tới nhiệt độ mặt đất. Sự khác biệt của băng 6 với các băng khác là độ phân giải giảm đi 1 nửa so với các băng khác của Landsat (60m)

Băng 7 (2.08-2.35 µm Hồng ngoại xa) Băng này cũng dùng để nghiên cứu độ ẩm của thảm thực vật giống như băng 5, nó dùng để nghiên cứu địa chất và thổ nhưỡng.

Tại ô Dims chính là số cột x số dịng (đơn vị tính dung lượng ảnh) [định dạng dữ liệu của file ảnh]. Thông thường ảnh viễn thám được lưu dưới 3 dạng cơ bản là:

- Dạng BSQ – Band Sequential: tức là các kênh được ghi nối tiếp nhau.

- Dạng BIP – Band Interleaved by Pixel: tức là các pixel của các kênh được ghi liên tiếp.

- Dạng BIL – Band Interleaved by Line: tức là ghi lần lượt liên tiếp các dòng của các kênh.

Sau khi Load Band ENVI sẽ cho ra 3 cửa sổ hiển thị ảnh là:

Image Window: Đây là cửa sổ chính cho phép xem ảnh với độ phân giải của dữ liệu

gốc, ô vng màu đỏ trong cửa sổ này chính là vị trí được chọn trong cửa sổ Scroll Cửa sổ Scroll cho phép ta chọn khu vực để quan sát trên cửa sổ chính.

Cửa sổ Zoom cho phép phóng to thu nhỏ về tỷ lệ thực của ảnh. Trong cửa sổ này có

3 ơ vuông nhỏ màu đỏ với chức năng lần lượt là: thu nhỏ hệ số phóng đại; tăng hệ số phóng đại và điều chỉnh khu vực quan sát.

Việc thay đổi con trỏ trong cửa sổ này sẽ kéo theo việc thay đổi cách hiển thị ảnh ở hai cửa sổ còn lại.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT RỪNG Ở HUYỆN NÔNG SƠN – TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 10600822 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)