Khu vực Nơng Sơn có nhiều loại khoáng sản: than đá, than bùn, đá granit, cao lanh, cát trắng, đá vôi và có cả chì, kẽm...
26
Than Nơng Sơn được khai thác từ thời Pháp thuộc, được đánh là loại than có giá trị cơng nghiệp. Theo điều tra địa chất, mỏ than Nông Sơn gồm 5 vỉa có trữ lượng cấp 1 là: 6.128.000 tấn. Sản lượng khai thác hằng năm từ 30.000 đến 40.000 tấn
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nông Sơn
a) Kinh tế
Kinh tế của huyện có những tăng trưởng đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước được đầu tư xây dựng như: Trung tâm cụm xã Sơn Viên, Phước Ninh, khu trung tâm huyện Nông Sơn. Đã tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và diện mạo trung tâm huyện.
Tuy vậy mức tăng trưởng chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành còn chậm, sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng sản phẩm không đáng kể, chưa mang tính hàng hóa thị trường, các phương thức sản xuất mới, những mơ hình sản xuất nơng lâm nghiệp hiệu quả cao chưa nhiều; hạ tầng kỹ thuật xã hội, cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn.
* Cơ cấu kinh tế:
Bảng 1.1:Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Nông sơn từ năm 2010 - 2012
TT Cơ cấu ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Nông – lâm nghiệp 53,7 53 50
2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 33,7 33,8 34,7 3 Thương mại – dịch vụ 12,6 13,2 15,3
- Tình hình phát triển nông - lâm nghiệp.
Sản xuất nông lâm nghiệp các năm qua tăng trưởng đáng kể, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 4,5%. Tổng giá trị trong năm 2013 đạt được 174 tỷ đồng . Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp. Riêng ngành nơng nghiệp thì trồng trọt và chăn ni có xu hướng tăng dần.Ngành ni trồng thủy sản trong những năm gần đây khơng có thay đổi lớn., chủ yếu nuôi cá nước ngọt. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2013 là 76triệu đồng.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từng bước được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư. Hiện nay trên địa bàn có 228 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tăng 28 cơ sở so với năm 2010, với các sản
27
phẩm như sản xuất trầm cảnh, may mặc, mộc, cơ khí, chủ yếu ở lĩnh vực hộ gia đình. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2013 (theo giá cố định 1994) là 32.090 triệu đồng.
- Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch
Cùng với xu thế phát triển chung, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện trong thời gian qua có nhiều khởi sắc; số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ đa dạng và phong phú đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhờ có chính sách trợ giá, trợ cước của nhà nước và điều kiện giao thông tương đối thuận lợi nên giá cả hàng hóa tiêu dùng giữa các vùng trong huyện tương đối cân bằng. Tuy nhiên do giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp tăng lên nên cũng đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân.
- Giao thông vận tải.
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có tổng chiều dài khoảng 180 km, bao gồm các tuyến đường sau:
Các tuyến đường tỉnh:
Đường ĐT610 chạy qua Huyện có chiều dài 9,20 km, thực trạng tuyến đường chưa được đầu tư xây dựng, không sử dụng được do đèo dốc cao, sạt lở, thường xuyên bị ngập vào mùa mưa.
Đường ĐT611 chiều dài khoảng 11,00 km, rộng 5 m đây là đường giao thơng chính, nối liền với huyện Quế Sơn và các vùng khác trong Tỉnh
Các tuyến đường huyện:
Bao gồm 2 tuyến đường với chiều dài khoảng 22,34 km.
Tuyến từ Quế Trung đến Quế Phước chiều dài khoảng 7,80 km, chiều rộng 5m. Tuyến từ Nông Sơn đến Quế Lâm chiều dài khoảng 14,50 km, chiều rộng 5m. + Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thơng:
Mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn Huyện đang được đầu tư mở rộng góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, đến nay phần lớn các xã đều có hệ thống truyền thanh và bưu điện văn hóa xã, hộ gia đình sử dụng dịch vụ viễn thông chiếm trên 50 %, 75 % sử dụng mạng di động, 100 % cơ quan, đơn vị trường học có máy điện thoại và sử dụng dịch vụ internet. Tồn Huyện có 32 trạm biến thế với 45,7 km đường dây điện hạ thế. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên khoảng 4.000 hộ; chiếm 52%.