Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 26)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

Xâm thực là quá trình xói mòn bờ biển một cách chậm chạp, dần dần do hậu quả tác động của các quá trình tự nhiên. Thuật ngữ này sử dụng cho sự phá hủy bờ biển do hiện tượng biển tiến. Đó là định nghĩa chung của sự xâm thực. Phân tích sâu hơn có thể hiểu xâm thực bờ biển thường được dùng trong trường hợp phá hủy những bãi biển và bờ biển bởi gió bão mạnh, sự phá hủy đó xảy ra trong thời gian ngắn và bờ biển luôn bị thay đổi hình dạng do tác dụng của sóng vỗ, thủy triều, các dòng chảy có hướng và dọc theo bờ cũng như tác dụng vật lí, hóa học của nước, của sinh vật sống trong nước lên đất đá bờ. Quá trình làm thay đổi hình dáng bờ biển là kết quả cuối của quá trình. [6]

Đường tiếp xúc giữa đất (lục địa) và mực nước (biển) gọi là đường bờ. Vị trí đường bờ hoặc thay đổi từ thời địa chất này sang thời địa chất khác (do các chuyển động gần đây nhất của vỏ Trái Đất, do các dao động đơn thuần của mực nước đại dương), cũng như trong các khoảng thời gian ngắn (năm, mùa, tháng, ngày, đêm…) liên quan với sóng, thủy triều. Đường bờ có thể dịch chuyển sâu vào lục địa hoặc ra

22

biển hàng chục, hàng trăm mét thậm chí hàng km hoặc hàng chục km. Vị trí đường bờ cũng là cách nhận biết cuối cùng của quá trình xâm thực. [19]

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bờ làm gia tăng quá trình xâm thực là Sóng do gió ,thủy triều ,hiện trượng xói lở.Trong các nhân tố tham gia tích cực vào việc tạo bờ, đáng quan tâm nhất là các sóng do gió vì chúng có sức phá hủy lớn hơn so với các sóng do thủy triều, do dao động áp suất khí quyển, do động đất… Tốc độ các dòng không khí, đặc biệt là tốc độ cơn gió thường không đều, có tính chất của chuyển động rối và dẫn đến áp suất không khí lên mặt nước phân bố không đều, sóng sẽ có độ cao và chiều dài khác nhau, đồng thời các sóng nhỏ dần nhường chỗ cho các sóng lớn hơn vì các sóng lớn giữ được năng lượng do gió truyền cho tốt hơn. Khi có bão, từ những gợn nhỏ lăn tăn phát triển thành những sóng khổng lồ.[20]

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 26)