KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 49)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

3.2.KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ

Từ các dữ liệu bản đồ các năm của vệ tinh Landsat, được xử lí, phân tách bằng phần mềm ENVI kết hợp cùng ArcGis để đưa ra dữ liệu đường bờ các năm từ 2005 đến 2015, thông qua đó đánh giá được thực trạng xâm thực bờ biển tại thành phố Đà Nẵng.

32

33

34

Hình 3.4.1. Bản đồ chi tiết biển diễn sự thay đổi qua các năm 2005-2015 Hình 3.3, hình 3.4 và hình 3.4.1 cho kết quả về sự thay đổi về diện mạo liên tục của đường bờ 10 năm qua, từ 2005 đến 2015. Quan sát sơ bộ có thể nhận ra đường bờ (hay đường mực nước) luôn thay đổi theo từng năm. Tổng diện tích đất mất đi trong 10 năm nghiên cứu là 443.787,22 m2. Với mức xâm thực trung bình 4,8m sâu vào đất liền. Trong đó từ năm 2005 đến 2010 diện tích mất đi lên đến 199.704,296m2 chiếm hơn 45%, cùng với mức xâm thực trung bình là 2,17m. Như vậy từ 2010 đến 2015 đường bờ mất đi 55% còn lại, tức 244.029,24m2 và mức xâm thực trung bình cũng tăng lên 2,65m. Nhìn chung xu thế xâm thực đối với toàn thành phố là tăng lên theo từng năm từ 2005 đến 2015, với tốc độ không cao.

35

Có những nơi đường bờ bị xâm thực rất sâu vào đất liền đến 30m tại “108°7'28.572"E 16°8'24.376"N” thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình 4,8 m của toàn thành phố Đà Nẵng.

Quận Sơn Trà là quận có diện tích đất mất đi cao nhất với 189985,11 m2

chiếm tỉ lệ 42,81% tổng diện tích đất mất đi của toàn thành phố. Quận Thanh Khê chỉ mất 8565,11 m2 với tỉ lệ 1,93%.

Với dữ liệu đã được xây dựng thành các bản đồ chuyên đề, chúng tôi sẽ đánh giá cụ thể từng khu vực chịu tác động.

36

Quận Liên Chiểu với chiều dài đường bờ biển hơn 26 km chiếm gần 30% tổng đường bờ Đà Nẵng, và với chiều dài 26km tổng diện tích mất đi của đường bờ từ năm 2005 đến 2015 là 130.606,57 m2 và trung mình mức xâm thực vào sâu đất liền là 5,02m lớn hơn mức trung bình của thành phố. Trong đó từ năm 2005 đến 2010 diện tích mất đi chỉ đạt mức 40% tổng diện tích từ 2005 đến 2015, tức là đã có 52240,628 m2.

Hình 3.5.1. Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Liên Chiểu

Qua hình 3.5 và hình 3.5.1 cho thấy được tổng quát và chi tiết sự biến động của đường bờ của quận Liên Chiểu trong khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài. Có

37

những khu vực đường bờ biến động không ngừng qua từng năm từ 2005 đến 2015 như khu vực phường Hòa Khánh Bắc, nhưng cũng có những khu vực không có sự biến động, diện mạo đường bờ luôn ổn định như khu vực đường bờ phía đông nam của phường Hòa Hiệp Nam.

Quận Liện Chiểu có diện tích đường bờ bị xâm thực từ năm 2005 đến 2015 chiếm 29,43% tổng diện tích bị xâm thực của toàn thành phố, chỉ đứng sau quận Sơn Trà nhưng vì tổng chiều dài đường bờ của Quận Liên Chiểu ít hơn rất nhiều so với quận Sơn Trà và mức xâm thực trung bình lại cao hơn. Và cũng có nhiều đoạn bờ ở phường Hòa Hiệp Bắc và đoạn giáp ranh phường Hòa Hiệp Bắc,Hòa Hiệp Nam nước biển xâm thực sâu đến hơn 30m. Mực nước xâm thực trung bình cao hơn mực nước xâm thực trung bình của thành phố, cùng những đoạn bờ xâm thực rất sâu, diện mạo đường bờ thay đổi phức tạp và khác nhau ở từng phường, là những yếu tố tạo kết luận quận Liên Chiểu là vùng điểm nóng xâm thực.

38

Hình 3.6. Bản đồ tổng quát biến động đường bờ quận Thanh Khê

Quận Thanh Khê Có tổng diện tích bị xâm thực từ năm 2005 đến 2015 là 8565,11 m2 chiếm chỉ gần 2% diện tích bị xâm thực của toàn thành phố cùng với mức xâm thực trung bình sâu vào đất liền là 2m. Nhưng trên địa bàn quận Thanh Khê có đoạn xâm thực rất sâu lên đến hơn 20m, và kéo dài gần 100m từ 108°10'44.667"E 16°4'34.305"N đến 108°10'48.385"E 16°4'33.242"N đoạn giữa phường Thanh Khê Đông. Đặt biệt ở quận Thanh Khê từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích mất đi đã là 6027,05 m2 hơn 70% so với tổng mất đi từ năm 2005 đến năm 2015.

39

Hình 3.6.1. Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Thanh Khê

Qua hình 3.6 và hình 3.6.1 nhận thấy thực trạng xâm thực diễn ra trên địa bàn quận Thanh Khê khá phức tạp. Có những đoạn đường bờ ăn sâu vào đất liền hơn 20m lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình của quận như khu vực phường Thanh Khê Đông, cũng có những đoạn đường bờ không hề thay đổi từ năm 2005-2015 như tại khu vực phường Xuân Hà.

Nhìn chung xu hướng xâm thực của quận Thanh Khê là khá rõ ràng, theo từng năm từ 2005 đến 2015 đường bờ năm sau ăn sâu vào đất liền hơn năm trước và mức độ đang giảm đi rõ rệt.

40

Hình 3.7. Bản đồ tổng quát biến động đường bờ quận Sơn Trà

Quận Sơn Trà có chiều dài đường bờ lớn nhất trong các quận ven biển của thành phố Đà Nẵng, với chiều dài đường bờ lên đến gần 47 km nên tổng diện tích mất đi do xâm thực từ năm 2005 đến 2015 là 189985,3 m2 chiếm hơn 42% diện tích đất mất đi do xâm thực của toàn thành phố. Tuy vậy với mức xâm thực trung bình sâu vào đất liền 10 năm từ 2005 đến 2015 chỉ là 4m thấp hơn so với mức trung bình của thành phố là 4,8m. Trong đó từ năm 2005 đến 2010 với mức xâm thực trung bình là 1,7 m, diện tích mất đi 79900,537 m2 chiến 42,06% tổng diện tích mất đi toàn quận trong thời gian nghiên cứu của đề tài. Lý do diện tích bị xâm thực của quận Sơn Trà lớn nhất là vì chiều dài đường bờ quận Sơn Trà dài hơn gấp 2 lần so

41

với quận Liên Chiểu, 4 lần so với quận Ngũ Hành Sơn và hơn rất nhiều lần quận Thanh khê.

Hình 3.7.1. Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Sơn Trà

Kết quả từ hình 3.7 và hình 3.7.1 cho thấy diện mạo đường bờ quận Sơn Trà thay đổi liên tục theo một xu hướng nhất định là ăn sâu vào đất liền, và có xu hướng tăng lên theo từng năm từ 2005 đên 2015, nhận thấy điều này rõ nhất với từng con số cụ thể là: toàn quận mức xâm thực từ 79900,537 m2 trong khoảng thời gian 2005 đến 2010 tăng lên mức 110084,763 m2 trong khoảng từ năm 2010 đến 2015 cùng với sự nhận định kết quả trên bản đồ, đường bờ biến động liên tục trên khu vực

42

đường bờ phường Mân Thái. Song cũng có những đoạn ổn định, không chịu tác động của xâm thực, như khu vực đường bờ phường Phước Mỹ.

Hình 3.7.2. Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Sơn Trà

Phường Thọ Quang chiếm diện tích lớn nhất của quận Sơn Trà và cũng là phường Có diện tích đường bờ bị xâm thực lớn nhất. Nhưng thực tế đường bờ ở khu vực này khá ổn định, những vùng bị xâm thực với mức độ khá nhỏ, nơi đường bờ ăn sâu vào đất liền cao nhất là 12m, tại tọa độ 108°19'35.387"E 16°6'55.973"N và 108°20'13.899"E 16°7'5.438"N.

Vì vậy xét về tổng thể quận Sơn Trà tuy là quận có diện tích đường bờ bị xâm thực lớn nhất nhưng sự biến động đường bờ theo từng năm với mức xâm thực tăng

43

không lớn, không có những đoạn xâm thực sâu, diện mạo đường bờ biến động không phức tạp, nên quận Sơn Trà không phải là vùng điểm nóng xâm thực.

Hình 3.8. Bản đồ tổng quát biến động đường bờ quận Ngũ Hành Sơn

Quận Ngũ Hành Sơn có 12 km đường bờ biển với diện mạo trải dài không đứt khoảng, các bãi biển còn hoan sơ, ít có các công trình nhân tạo là điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm thực xảy ra. Tổng diện tích đường bờ mất đi từ năm 2005 đến 2015 của toàn quận là 114630,24 m2, xấp xỉ diện tích mất đi của quận Liên Chiểu trong cùng thời gian.Trong đó từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích mất đi của quận Ngũ Hành Sơn là 48.144,7 m2 chiếm gần 42% và 66485,53 m2 chiếm 58% từ năm

44

2010 đến năm 2015. Cùng với mức xâm thực trung bình năm 2005 đến năm 2015 hơn 9m lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình của thành phố ( 4,8 m) .

Hình 3.8.1. Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Ngũ Hành Sơn

Qua hình 3.8 và hình 3.8.1 cho thấy diện mạo đường bờ quận Ngũ Hành Sơn chịu tác động rất lớn từ hiện tượng xâm thực, trải dài trên bờ biển của quận đường bờ liên tục biến động đều theo hướng xâm thực sâu vào đất liền theo từng năm từ 2005 đến 2015, với tốc độ tăng dần. Tuy nhiên khu vực xâm thực cao nhất chỉ đạt hơn 24m tại 108°16'6.55"E 16°0'24.571"N thuộc phường Hòa Hải, nhỏ hơn điểm xâm thực lớn nhất của thành phố tại 108°7'28.572"E 16°8'24.376"N sâu vào 30m thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.

45

Đối với tỉ lệ diện tích mất đi trên chiều dài đường bờ thì quận Ngũ Hành Sơn là quận chịu tác động nặng nề nhất của hiện tượng xâm thực bờ biển. Và kết hợp với những kết luận trên thì quận Ngũ Hành Sơn được xếp vào vùng điểm nóng xâm thực.

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 49)