Tình hình chất lượng hoạt động cho vay của PGD Hai Bà Trưng Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đề tài " Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội " ppt (Trang 44 - 51)

Chương 2.Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nộ

2.2.1. Tình hình chất lượng hoạt động cho vay của PGD Hai Bà Trưng Hà Nộ

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay ngày càng được quan tâm phát triển nâng cao hàng đầu. Ngân hàng VPBank đã cơ cấu lại Phòng tín dụng của mình thành phòng phục vụ khách hàng DN và phòng phục vụ khách hàng cá nhân. Đó là điều kiện tốt để ngân hàng chuyên môn hoá trong việc cho vay. Do quy mô nhỏ là một chi nhánh cấp 2 nên PGD luôn cố gắng hoạt động hiệu quả nhất, coi chất lượng cho vay là nền tảng vững chắc cho sự thành đạt và phát triển bền vững của mình.. Sau đây là những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của PGD:

* Doanh số cho vay:

Thống nhất với sứ mệnh phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng VPBank là kiên trì thực hiện ngân hàng bán lẻ. PGD luôn hướng tới phục vụ các đối tượng khách hàng là: Các DN vừa và nhỏ, Các cá nhân hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh; các cá nhân có mức thu nhập khá tại các đô thị.

Bảng 2.3. Cơ cấu doanh số và dư nợ cho vay theo mục đích tại PGD

Đv: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007

Doanh số Dư nợ Doanh số Dư nợ Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Mua- sửa chữa nhà 52839 41.8 48215 43.18 68312 40.07 5486

5 35.9 Ô tô 30237 23.92 25890 23.18 44731 25.13 4213 8 27.6 Du học 2212 1.75 2010 1.8 3773 2.12 3550 2.32 Bổ sung vốn lưu động 26774 21.18 23895 21.4 41652 23.4 3712 5 24.32 Cho vay khác 14347 11.35 11655 10.44 16500 9.27 1498 0 9.8

Cho vay theo món chiếm tỷ trong khá lớn tại PGD chiếm 38% doanh số cho vay của PGD. Đây là các khoản vay có thời hạn ngắn và trung hạn, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng. Là những khoản vay mà Ngân hàng luôn ưa thích. Vì những khoản vay này có thời gian thu hồi vốn nhanh, dễ quản lý, rủi ro thấp hơn.Trong đó hoạt động cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng không ngừng tăng. Nó là hoạt động thế mạnh của Ngân hàng, với các sản phẩm cho vay ngày càng đa dạng hơn.

Cho vay mua- sửa chữa nhà luôn chiếm ưu thế trong hoạt động cho vay của PGD và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên, năm 2006 chiếm 41.8%, năm 2007: 40.07% so với tổng doanh số cho vay của PGD. Do nhu cầu về nhà cửa ngày càng lớn, thị trường bất động sản có những biến động thuận lợi. Từ năm 2005 sau khi NHNN ra chỉ đạo thắt chặt cho vay đầu tư bất động sản, thay vào đó mở rộng hoạt động cho vay sửa chữa- xây dựng nhà. Sang năm 2006, 2007 hoạt động đầu tư vào bất động sản được nới lỏng hơn, đã tạo thuật lợi cho hoạt động cho vay mua - sửa chữa- xây nhà của ngân hàng.

Hoạt động cho vay nhằm mục đích mua ô tô của ngân hàng đối với đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Doanh số cho vay mua ô tô liên tục tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của PGD, Năm 2006 chiếm tỷ trọng 23.92%, năm 2007: 25.13% so tổng doanh số cho vay của PGD. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mở cửa, đời sống của đại bộ phân người dân được cải thiện đáng kể. Nhiều DN cần sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại, hay các cá nhân có thu nhập cao cũng có nhu cầu sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại đã trở lên phổ biến.

Bên cạnh cho vay mua- sửa chữa- xây dựng nhà và cho vay mua ô tô thì PGD còn đang phát triển hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ hoạt động đi du học mới đầu đã đạt được những con số đáng khích lệ. Đây là một dịch vụ mới không chỉ đối với VPBank mà đối với nhiều ngân hàng khác nữa. Thời gian tới ngân hàng VPBank có thể kết hợp với các trường đại học trong nước có chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài; du học tại chỗ để phát triển sản phẩm này hơn nữa.

Bảng 2.4. Doanh số dư nợ cho vay theo kỳ hạn Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So với

năm2005

Năm 2007 So với năm 2005 Cho vay ngắn hạn 17.390 32.346 186% 66.313 381% Cho vay trung hạn 36.314 42.111 116% 53.751 148% Cho vay dài hạn 9.065 18.782 207% 24.498 270% Tổng cộng 62.769 93.239 149% 144.562 230%

(Bảng cân đối kê toán năm 2006,2007 của PGD Hai Bà Trưng)

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy Dư nợ cho vay của PGD tăng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong các năm, năm 2006 tăng 49%, năm 2007 tăng 130% so với năm 2005. Điều này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận cho PGD cũng tăng lên.

Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay trung hạn và ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay. Trong đó cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao song giảm dần qua các năm. Năm 2005 chiếm 58% tổng vốn cho vay, năm 2006: 45%, năm 2007: 37.2%. Các khoản cho vay trung hạn chủ yếu cho vay để mua nhà,sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, đây là những khoản vay có thời hạn 12 tháng đến 3 năm, thời gian thu hồi nợ kéo dài cho nên dư nợ của hoạt động này cũng tăng lên. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay dài hạn của PGD còn có nhiều hạn chế về doanh số, do không có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng, còn phụ thuộc vào hạn mức nguồn vốn huy động được của PGD, làm giảm doanh thu của PGD. Do vây PGD cần phải có chính sách cụ thể để huy động được nguồn trung và dài hạn phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Cho vay ngắn hạn tại PGD có xu hướng tăng lên năm 2005 chiếm 27.7%, năm 2006:34.7%, năm 2007: 45.9% so với tổng doanh số dư nợ cho vay.Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn.Qua đó

động theo nhu cầu tiêu dùng , nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng lên. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là những khoản vay bổ sung vốn kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, vay mua sắm tiêu dùng cá nhân, sửa chữa nhà. Ngân hàng thường ưa thích những khoản vay ngăn hạn hơn do ngân hàng có thể quay vòng vốn nhanh hơn, nó phù hợp với nguồn mà PGD có thể huy động được, rủi ro thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn.

* Nợ quá hạn và nợ xấu. Bảng 2.5. Tình hình nợ quá hạn của PGD Đv: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng Dư nợ 62.769 93.239 144.563 Nợ đủ TC 61.519 91.989 127.000 Nợ cần chú ý 0 0 15.309

Nợ dưới tiêu chuẩn 1.250 1.250 0

Nợ nghi ngờ 0 0 0

Nợ có khả năng mất vốn 0 0 2.254

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2% 2.5% 12.2% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2% 2.5% 1.55%

Bảng 2.6.Tình hình nợ của các Phòng giao dịch trực thuộc NH VPBank – chi nhánh Đông Đô tính đến 31/12/2007 Tổng dư nợ Nợ cần chú ý Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu(%) I. Chi nhánh Đông Đô 392.359 17.527 2.556 0.65% 1. Trụ sở chi nhánh Đông Đô 170.102 1.203 201 0.12% 2. PGD Hai Bà Trưng 144.563 15.309 2.254 1.55% 3. PGD Bách Khoa 50.102 903 101 0.3% 4.PGD Minh Khai 19.544 112 0 0 5. PGD Chợ Mơ 4.857 0 0 0 6. PGD Giải Phóng 3.191 0 0 0

(Báo cáo thường niên của Ngân hàng VPbank-chi nhánh Đông Đô năm 2007) Năm 2007, PGD đã có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của PGD là cao hơn so với toàn hệ thống NH VPbank ( là 0.49%). So với các PGD thuộc chi nhánh Đông Đô thì PGD Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Do PGD được thành lập khá sớm

(3/11/2003) so với các PGD khác. Đây cũng là mặt thuận lợi vì PGD được thành lập sớm đã tạo được mối quan hệ uy tín tín cậy với nhiều khách hàng trên địa bàn và đã có một lượng khách hàng truyền thống đáng kể, song lại phải đối đầu với các khoản vay không tốt đó là điều khó tránh khỏi. Nằm trên địa bàn có các doanh nghiệpvừa và nhỏ đang trong giai đoạn đầu mới thành lập cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất là các khoản vay bổ xung vốn lưu động, mua sắm thiết bị nên nợ quá hạn thường rơi vào nhưng đối tượng vay này. Tuy dư nợ cho vay không ngừng tăng song tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng lên theo, từ 2.5% năm 2006 đạt

12.2% năm 2007. Trong những thàng đầu năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 12.25% do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cho vay thay đổi liên tục và ở mức

thời hạn. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ quá hạn của PGD tập trung chủ yếu ở nhóm 2 và nhóm 4. Theo Vneconomy thì tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống NHTM khoảng 3,2%. Trong đó, các NHTM Cổ phần khoảng 1% nhiều ngân hàng dưới 1%. Do đó tỷ lệ nợ xấu 1.55% phản ánh chất lượng tín dụng đạt mức khá của PGD. Nguyên nhân là do ngoài căn cứ vào thời gian quá hạn để phân loại nợ quá hạn, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, thì đối với các khoản nợ ( kể cả các khoản nợ trong hạn trả nợ và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời gian đã cơ cấu lại ) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Trong 3 nhóm nợ xấu của PGD thì nợ xấu của PGD tập trung ở nhóm 5 chủ yếu là các khoản nợ trung và dài hạn. Đây là các khoản cho vay tài trợ tài sản,cho vay mua sắm trả góp. Vì nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập thường xuyên của khách hàng. Trong khoảng thời gian càng dài thì sự ổn định của nguồn thu nhập sẽ giảm. Do đó, đòi hỏi CBTD phải theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính của khách hàng. Nguyên nhân chính khác còn do việc thẩm định khách hàng còn chưa hiệu quả, quản lý việc sử dụng vốn của khách hàng còn mang tính chiếu lệ và một phần thể hiện tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn. * Nợ khó đòi

Nợ khó đòi là một khoản mục khá quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với mọi ngân hàng. Nợ khó đòi là các khoản NQH chuyển thành, nó tiềm ẩn khả năng mất không khoản cho vay của khách hàng, hay thu được nợ nhưng rất khó khăn và không thu tròn hệ số nợ.Chính vì vậy, chúng sẽ làm giảm thu nhập cũng như làm chậm vòng quay vốn của ngân hàng, các ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Trong những năm gần đây PGD đã phấn đấu xử lý hết số nợ tồn đọng trong những năm trước để lại, các khoản nợ khó đòi đã được cấp trên xét duyệt và xử lý. Song PGD cũng đang có nguy cơ xuất hiện những khoản nợ khó đòi. Vì vậy PGD cần có công tác thẩm định khách hàng và dự an tốt. * Doanh thu từ hoạt động cho vay:

Bảng 2.7. Thu nhập từ hoạt động cho vay của PGD Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Thu từ cho vay 9.448 23.320

Tổng dư nợ 93.239 144.563

Tổng thu nhập 10.923 23.973

Thu từ cho vay/ Tổng dư nợ(%)

10,13% 16,13%

Thu từ cho vay / tổng thu

nhập(%) 86,5% 97,3%

Doanh thu từ hoạt động cho vay là thu nhập chủ yếu của PGD luôn đạt hơn 86% so với tổng thu nhập của PGD. Năm 2007 thu từ hoạt động cho vay tăng 2.19 lần so với năm 2006 đạt hơn 23 tỷ chiếm 97,3% tổng thu nhập của PGD. Chênh lệch thu chi năm 2007 là: 8.535.triệu đồng tăng 3.6 lần so với năm 2006. Như vậy, PGD lệ thuộc khá nhiều vào các khoản tín dụng cho vay. Nếu các khoản cho vay này phát sinh bất trắc ngoài dự kiến PGD sẽ phải đối phó với khó khăn gấp bội do không có các khoản thu khác bù vào. Do đó PGD cần phải thường xuyên nắm bắt các thông tin tài chính của khách hàng, theo dõi chặt chẽ các khoản vay, bám sát các chủ trương và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng VPbank. Chất lượng tài sản của PGD đã được tăng lên, trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

* Hệ số sử dụng vốn tại PGD: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với nguồn huy động năm 2005 đạt 97%, năm 2006: 97.5%, năm 2007: 98%. Như vậy tình hình sử dụng nguồn vốn huy động được của PGD khá cao. Nó phản ánh được uy tín chất lượng cho vay của PGD, cũng như khả năng nắm bắt nhu cầu của thi trường của PGD. Ngân hàng đã quan tâm đến khách hàng, luôn giữ vững chủ chương coi khách hàng trên hết, Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu tín dụng hợp lý và hợp pháp của khách hàng. Từ đó PGD đã chiếm được cảm tình của khách hàng , tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống. Song tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay không cao hơn với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động được. Điều này có thể lý giải do cơ chế cho vay hết sức chặt chẽ của

vừa đảm bảo được tính an toàn cho các khoản cho vay vừa thu được lợi nhuận cao cho ngân hàng đó là vấn đề rất lớn đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới.

* Tỷ lệ an toàn vốn của PGD: Mặc dù luôn tích cực mở rộng hoạt động cho vay. PGD vẫn duy trì được các tỷ lệ an toàn vốn theo đúng quy định của NHNN. Các tỷ lệ an toàn vốn của PGD tính đến 31/12/2007 như sau:

Bảng 2.8. Tỷ lệ an toàn vốn của PGD Hai Bà Trưng Hà Nội

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn 2006 2007

Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung và dài hạn

≤ 40% 15% 12%

Tỷ lệ khả năng chi trả ≥ 100% 111% 108%

Tỷ lệ tài sản có sinh lời ≥ 75% 85% 88%

( Báo cáo thường niên của PGD Hai Bà Trưng Hà Nội) Qua bảng trên cho ta thấy, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn của PGD là khá thấp, thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN. Sở dĩ tỷ lệ này thấp vì các khoản vay chiếm tỷ trọng lớn của PGD là các khoản vay ngắn hạn, nó sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mà PGD huy động được, số vốn tự có và vốn huy động từ 12 tháng trở lên của PGD hầu như đáp ứng đủ nhu cầu vay trung và dài hạn của khách hàng. PGD phải chú trọng quan tâm tới vấn đề cân đối giữa quy mô cơ cấu nguồn vốn huy đồng được với qui mô và cơ cấu các khoản cho vay. Làm sao sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả kinh tế nhất mà vẫn đảm bảo an toàn thanh toán của PGD.

Một phần của tài liệu Đề tài " Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội " ppt (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w