Chương 2.Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nộ
2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của PGD Hai Bà trưng Hà Nộ
* Quyền tổ chức quản lý kinh doanh
Trong khuôn khổ các quy định của NHNN và ngân hàng VPBank dưới sự quản lý trực tiếp của chi nhánh Đông Đô, PGD có quyền chủ động trong thực hiện tổ chức quản lý kinh doanh nhằm mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do chi nhánh cấp trên giao hoặc uỷ nhiệm phù hợp với quy định của pháp luật.
Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy định của pháp luật. Khới kiện các tranh chấp kinh tế dân sự liên quan đến hợp đồng của PGD.
Ký kết các văn bản thoả thuận, các hợp đồng kinh tế dân sự phục vụ mục đích kinh doanh trong phạm vi hoạt động cảu PGD.
Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hình sản xuất
kinhdoanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Từ chối các quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh khách hàng với khách hàng nếu thấy quan hệ này trái với các quy định của pháp luật hoặc không đem lại hiệu quả kinh tế cho PGD hoặc không có khả năng thu hồi vốn.
Trích lập và sử dụng các quỹ để phục vụ các yêu cầu kinh doanh theo yêu cầu của Ngân hàng VPBank.
Phối hợp và hợp tác với các đơn vị thành viên của Ngân hàng VPBank trong hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán và các hoạt động khác.
* Nghĩa vụ tổ chức quản lý kinh doanh:
Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch kinh doanh được giao và định hướng PGD đã được ngân hàng VPBank phê duyệt. Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chế độ do ngân hàng VPBank ban hành trong các hoạt động.
Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của chi nhánh Đông Đô và Ngân hàng VPBank. Sử dụng có hiệu quả , bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được cấp trên giao, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo.
PGD có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.