Sinh viên nghĩ gì về việc đi làm thêm

Một phần của tài liệu nghiên cứu về vấn đề đi làm thêm của sinh viên năm nhất (Trang 57 - 62)

7.1 Mức độ hài lòng với công việc của sinh viên đi làm thêm.

Khảo sát các sinh viên đi làm thêm về mức độ hài long của họ đối với công việc làm thêm hiện tại, số liệu thu thập được thể hiện dưới đây:

Bảng 25. Mức độ hài lòng với công việc

NHẬN XÉT:

78% sinh viên đi làm thêm được khảo sát cho biết họ hài lòng với công việc hiện tại của họ. Điều này chứng tỏ, sinh viên hiện nay đã có tìm hiểu khá rõ ràng về công việc mà mình sẽ làm thêm để đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp với bản thân.

7.2 Sinh viên không đi làm thêm nghĩ gì về việc đi làm thêm:

Dưới đây là những dữ liệu thu thập được từ ý kiến của sinh viên không đi làm thêm đối với câu hỏi “Bạn có đồng tình với ý kiến “làm thêm ảnh hưởng nhiều tới

việc học”?”

44

Bảng 26. Mức độ đồng tình với ý kiến “Làm thêm ảnh hưởng nhiều tới việc học” của sinh viên không đi làm thêm.

NHẬN XÉT:

Hơn một nửa số sinh viên đi làm thêm được khảo sát có thái độ bình thường chiếm 56.86% và 21.57% số sinh viên đồng ý với ý kiến trên. Từ đó cho thấy, đa số các bạn sinh viên không đi làm thêm vẫn ưu tiên việc học trên hết.

Bảng dưới đây cho đấy độ sẵn lòng đi làm thêm của sinh viên hiện tại không đi làm thêm được tổng kết sau cuộc khảo sát:

Bảng 27. Độ sẵn lòng đi làm thêm của sinh viên hiện tại không đi làm thêm

Mức độ sẵn lòng

Hoàn toàn không sẵn lòng Không sẵn lòng Bình thường Sẵn lòng Hoàn toàn sẵn lòng Tổng 45 download by : skknchat@gmail.com

Hình 25. Biểu đồ thể hiện độ sẵn lòng đi làm thêm của các sinh viên hiện tại không đi làm thêm.

Độ sẵn lòng đi làm thêm của các sinh viên hiện tại không đi làm thêm

50% 45% 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0%

Hoàn toàn không sẵn lòng Không sẵn lòng Bình thường Sẵn lòng Hoàn toàn sẵn lòng

NHẬN XÉT:

Phần lớn sinh viên không đi làm thêm (72.55%) vẫn sẵn lòng đi làm thêm khi tìm được công việc thích hợp với bản thân hoặc cân đối được thời gian.

46

PHẦN 5: THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ:

Câu hỏi thảo luận 1: Liệu rằng đi làm thêm có tác động xấu đến học tập và sức khỏe của sinh viên?

→ Qua kết quả khảo sát thu được từ 78 sinh viên năm nhất ở TP.HCM cho thấy rằng, việc đi làm thêm ngoài giờ học được đánh giá ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của họ nhưng phần lớn là ở mức độ bình thường.

Đối với những bạn đang đi làm thêm cảm thấy rằng việc đi làm thêm không ảnh hưởng đến việc học tập có tỉ lệ cao hơn so với những bạn không đi làm thêm.

Từ đó, cho thấy khả năng cân bằng thời gian giữa học và làm của sinh viên đang đi làm thêm có phần tốt hơn; mặc dù họ vẫn dành thời gian để học những kiến thức ngoài khác như: ngôn ngữ, kĩ năng sống, thể thao....

Đồng thời, việc đi làm thêm phần lớn được đánh giá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Hầu hết họ cảm thấy ảnh hưởng ở mức bình thường hoặc áp lực một ít với những áp lực về mặt thời gian là chủ yếu, tiếp đến là học tập.

Tuy nhiên, dù đi làm thêm hay không các bạn sinh viên vẫn nên dành thời gian hợp lí cho việc nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày và cố gắng cân bằng thời gian giữa học và làm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Câu hỏi thảo luận 2: Đi làm thêm liệu có phải luôn ảnh hưởng xấu và là điều không tốt, mà sinh viên không nên làm? Sinh viên có nên đi làm thêm? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

→ Kết quả khảo sát cho thấy mục đích của sinh viên khi đi làm thêm bao gồm: thích đi làm thêm, muốn đi làm thêm để có trải nghiệm, để học thêm những kĩ năng và kinh nghiệm, để kiếm thêm thu nhập và để mở rộng mối quan hệ. Trong đó, sinh viên muốn đi làm để kiếm thêm thu nhập chiếm phần tỉ lệ phần trăm nhiều nhất, theo sau là tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và muốn được trải nghiệm.

Cũng dựa trên kết quả khảo sát, ta có thể thấy các ngành nghề mà sinh viên hay chọn là gia sư, nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, mẫu ảnh, bán hàng online, shipper, làm thực tập sinh trong một số công ty…Trong số các ngành nghề ấy, kết quả cho ta thấy một sự trùng hợp giữa mong muốn chọn công việc làm thêm của các sinh viên dù là đi làm thêm hay không đi làm thêm.

Vấn đề tiếp theo được bàn đến là thu nhập của sinh viên khi đi làm thêm: các sinh viên đa phần kiếm được chủ yếu từ 1 – 2 triệu đồng/1 tháng, đứng ở vị trí thứ hai là

47

từ 2 – 3 triệu đồng/tháng, đứng vị trí thứ 3 là từ 3 - 4 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, cũng có sinh viên có thu nhập từ 4-5 triệu đồng/ tháng thậm chí là trên 5 triệu đồng/ tháng.

Đối với những sinh viên được khảo sát, tất cả đều dành ra thời gian hợp lí để đi làm và học tập: từ 1-8 tiếng/ ngày. Đa số các sinh viên dành ra 1-4 tiếng một ngày để làm thêm, rất ít sinh viên dành trên 5 tiếng/ ngày. Sinh viên cũng có thể dành thời gian dành cho bản thân mình: học những môn học khác ngoài ở trường, thể thao, giải trí, chăm sóc bản thân, năng khiếu…Chỉ có 9 sinh viên trên tổng số 78 sinh viên đi làm thêm nghĩ rằng mình không thể cân bằng thời gian giữa việc đi làm thêm và việc học, số còn lại là bình thường, có thể và hoàn toàn có thể cân bằng. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên còn tích lũy được cho mình những: kỹ năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, khả năng cân đối thời gian, chịu được áp lực công việc, tính kiên nhẫn…

Dựa trên những thông tin trên, việc làm thêm không như mọi người nghĩ lúc nào cũng ảnh hưởng xấu. Nếu mỗi sinh viên vạch ra cho mình hoạch định, mục đích chính xác khi đi làm thêm, thời khóa biểu cân bằng giữa việc học và việc làm thêm hợp lí thì việc làm thêm mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích cả về vật chất và tinh thần và tránh cho sinh viên gặp phải hiện tượng “chỉ thấy lợi trước mắt” mà bỏ việc học. Sinh viên chỉ nên đi làm thêm khi bản thân xác định được mình cần gì, mình có thể cân bằng tốt thời gian giữa học và làm để đảm bảo việc học và sức khỏe.

Câu hỏi thảo luận 3: Sinh viên nên làm gì để không trở thành những người “tham công tiếc việc” và chỉ thấy lợi trước mắt mà bỏ bên việc học đại học hiện tại?

→ Như đã thảo luận ở trên, việc làm thêm không phải lúc nào cũng ảnh hưởng xấu và để duy trì được điều đó sinh viên nên:

Hoạch ra kế hoạch rõ ràng về mục đích đi làm thêm là gì.

Hãy cân bằng thời gian học và làm, nên chú trọng thời gian học hơn vì nếu dành quá nhiều thời gian cho công việc sinh viên sẽ cảm thấy rất áp lực và buông bỏ việc học.

Chọn cho mình một công việc phù hợp, hợp lí để tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như học tập.

48

Hãy nhớ rằng ông Einsten từng nói “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước.

Điều chúng ta không biết mênh mông như đại dương”. Thế nên đừng bỏ bê

việc học mà chạy theo những công việc làm thêm. Hãy nhắc nhở bản thân ý thức được việc gì mới là quan trọng hơn: Học hay làm thêm?

Đừng làm việc quá sức.

PHẦN 6: KẾT LUẬN: 1. Về đề tài:

Bài khảo sát của chúng tôi với đề tài “Sinh viên có nên đi làm thêm?” đã đạt được những mục tiêu sau:

Tìm hiểu được về mục tiêu, thời gian của sinh viên cũng như những ảnh hưởng tốt lẫn chưa tốt về mặt học tập và sức khỏe của việc làm thêm lên sinh viên đạt 80%.

Hoàn thành báo cáo theo tiêu chuẩn đạt 80%.

Áp dụng những kiến thức đã học và các phần mềm chuyên dụng (word, excel, SPSS) đạt 80%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về vấn đề đi làm thêm của sinh viên năm nhất (Trang 57 - 62)