Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng

Một phần của tài liệu 28041_171220200192034NOIDUNGLUANVAN (Trang 29 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng

Sự dâng lên của mực nƣớc biển do thay đổi khí hậu là mối đe doạ nghiêm trọng toàn cầu. Đối với những nƣớc có mật độ dân cƣ dày đặc ở những vùng thấp và ven biển nhƣ Việt Nam thì hậu quả do nƣớc biển dâng thực sự là một thảm họa. Nguy cơ của nó có thể đến từ 3 nguồn chính: sự gia tăng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính kéo theo sự ấm dần lên của Trái đất; hiện tƣợng tan băng ở hai cực; và việc khai thác cạn kiệt các nguồn nƣớc ngầm khiến mặt đất dễ bị sụt lún.

Hậu quả của nƣớc biển dâng ở Việt Nam: Những hậu quả của nƣớc biển dâng không phải chỉ có ngập tĩnh mà còn động lực biển vùng ven bờ và cửa sông, sóng vỗ khi tiếp cận bờ sẽ tác động mạnh hơn lên đƣờng bờ, bãi triều. Bờ biển bị xâm thực và cơ sở hạ tầng ven biển bị đe dọa lớn hơn. Do tính không ổn định của địa mạo hơn những địa bàn khác, ở vùng duyên hải miền trung tác động về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội gắn chặt và trực tiếp với nhau, từ phía đồi núi phía tây cũng nhƣ từ phía biển Ðông. Vì vậy, những địa

bàn bị ảnh hƣởng mạnh nhất do nƣớc biển dâng là các đồng bằng ven biển và ở cuối các con sông, nơi mật độ dân số cao và phải chịu sức ép từ hai phía biển và núi. Sa cấu, độ phì của đất, xâm nhập bởi nƣớc biển thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng cây trồng, định hình dân cƣ và du lịch. Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội và du lịch tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng và ven biển, các cảng biển đã xây dựng sẽ chịu sự uy hiếp mạnh mẽ từ mực nƣớc biển dâng. Tổng thể, kinh tế - xã hội sẽ chịu sự tác động trên các mặt: Biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạ tầng, lên kinh tế biển và du lịch. Sức hút đầu tƣ có thể bị ảnh hƣởng; xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng tốn kém hơn. Ðặc biệt, có thể diễn ra sự dịch chuyển dân cƣ, lao động, các đô thị và cơ sở kinh tế trong nội vùng từ vùng thấp lên vùng cao và ra ngoài vùng. Từ vài thập kỷ gần đây, rừng đầu nguồn phía tây bị tàn phá nhiều, địa mạo ngày càng không ổn định, thể hiện rõ nhất là lở núi, lòng các hồ đập bị lấp dần, các cơn lũ tràn và lũ quét đổ ra biển Ðông. Lòng sông, địa mạo các cửa sông thay đổi nhiều sau mỗi mùa lũ. Hậu quả của các cơn bão, các trận lũ quét đối với hạ tầng cơ sở là khá nặng nề. Với mực nƣớc biển dâng, sự không ổn định của địa mạo còn đến từ phía biển Ðông.

Nhƣ vậy với các tác nhân đã đƣợc phân tích ở trên, có thể cho thấy nguy cơ một số vùng đất có thể sẽ bị ngập trong tƣơng lai, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quy hoạch kinh tế, chính trị, xã hội của cả vùng.

Một phần của tài liệu 28041_171220200192034NOIDUNGLUANVAN (Trang 29 - 30)