2.5.1.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả
* Cỡ mẫu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lương được áp dụng theo công thức ước lượng một tỉ lệ trong quần thể, với một độ chính xác tuyệt đối được ấn định trước.
Trong đó:
p ) d 2 n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
Z 1-/2 = 1,96 là hệ số tin cậy 95% với mức ý nghĩa α = 0,05
p: ước tính tỉ lệ người ≥ 40 tuổi tăng huyết áp là 25,1% (theo kết quả điều tra dịch tễ học THA năm 2008 của Viện Tim mạch)84.
d= 0,035 là ước lượng sai lệch tuyệt đối mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể.
Thay vào công thức (1) trên, cỡ mẫu tính toán theo lý thuyết cho nghiên cứu tại Văn Yên n= 590 người, chúng tôi làm tròn thành 600 người.
Tương tự, chọn 600 người ≥ 40 tuổi ở huyện Lục Yên cho nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.5.1.2. Phương pháp chọn mẫu định lượng
Kết hợp phương pháp chọn mẫu phân tầng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn và ngẫu nhiên hệ thống
xã. Tương ứng với các xã vùng I, II, III chúng tôi chọn tại mỗi huyện 3 xã theo phân tầng nói trên.
- Chọn đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, các bước như sau: + Bước 1: Lập danh sách người ≥ 40 tuổi tại từng xã.
+ Bước 2: Chọn mẫu đầu tiên bằng bốc thăm trong khoảng từ 1-k, sau đó chọn đến khi đủ mẫu theo từng xã.
2.5.1.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định tính:
Mục đích của nghiên cứu định tính là để cung cấp thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tăng huyết áp của người dân nói chung cũng như ảnh hưởng tới tình trạng quản lý điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện sau nghiên cứu định lượng. - Đối tượng tham gia nghiên cứu định tính bao gồm:
+ Cán bộ phụ trách chương trình THA của Sở Y tế, nhóm nhân viên y tế của đơn vị quản lý THA tại TTYT huyện, trạm y tế và nhân viên y tế thôn bản.
+ Nhóm người bệnh THA: Mỗi xã 15 người
+ Nhóm cán bộ lãnh đạo các đơn vị y tế cấp tỉnh, huyện, xã tại địa điểm nghiên cứu
- Sử dụng hình thức phỏng vấn sâu cho nghiên cứu định tính. Tổng số có 6
cuộc PVS được thực hiện tại mỗi huyện. Đối tượng bao gồm: Chủ nhiệm chương trình phòng chống THA tỉnh; lãnh đạo phòng nghiệp vụ Y; Lãnh đạo TTYT huyện; cán bộ phụ trách đơn vị điều trị THA tại TTYT; Trưởng khoa khám bệnh TTYT huyện; Trưởng trạm y tế xã; Nhân viên y tế thôn bản và phỏng vấn ngưởi bệnh THA.
- Tổng số có 02 cuộc thảo luận nhóm (6 người/1 nhóm) được thực hiện tại mỗi huyện. Đối tượng bao gồm: Nhóm nhân viên y tế của đơn vị quản lý THA tại TTYT huyện, trạm y tế;nhân viên y tế thôn bản.