TRONG TƯƠNG LAI 1 Các biệ n pháp phòng b ệ nh
1.1. Quản lý môi trường
Quản lý môi trường nhằm hạn chế môi trường sinh sản và đẻ trứng của muỗi, môi trường sống của
ấu trùng. Hiện nay có ba biện pháp chính được khuyến khích áp dụng: cải tạo môi trường; can thiệp môi trường; giảm tiếp xúc giữa người và muỗi.
- Các biện pháp cải tạo môi trường: Có tác dụng lâu dài để giảm nơi sinh sản của muỗi trong toàn cộng đồng. Các giải pháp này bao gồm:
+ Cung cấp, cải thiện kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cơ bản: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ
thống thoát nước và tạo ra những khu vực bị ứ đọng nước trong cộng đồng dân cư. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, dù chỉ là những khu vực đọng nước nhỏ. Vì vậy, việc cải tạo và hoàn thiện hệ thống nước thải trong cộng đồng dân cư là việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với cộng đồng.
+ Cung cấp nước sạch và hệ thống chứa nước: Việc trữ nước theo truyền thống tại các hộ gia
đình như hứng nước mưa, lấy từ giếng, bể nước công cộng... và sử dụng các dụng cụ chứa nước như thùng, bể nước, bể ngầm, vại chứa nước,... đã vô tình tạo ra môi trường cho muỗi sinh sản, đẻ
trứng. Để hạn chếđược nguy cơ này cần có chương trình lắp đặt hệ thống ống nước đến từng hộ gia
đình. Ngoài ra cần có chiến lược truyền thông để
người dân cùng hiểu rõ và không dùng cách chứa nước truyền thống.
+ Cấu trúc xây dựng: Các kiến trúc xây dựng cũng vô tình tạo ra môi trường sống và sinh sản của muỗi. Ví dụ, thiết kếđể nước đọng, máng nước không thoát nước tốt, khó tiếp cận để vệ sinh, nhà không thoáng gió... Vì vậy, khi thiết kế, thi công
- Áp dụng các biện pháp diệt muỗi và ấu trùng thích hợp.
Các biện pháp trên cần được sử dụng thường xuyên cho cá nhân và tại các hộ gia đình. Để tăng hiệu quả phòng, chống nên phối hợp đồng thời các biện pháp trên. Việc lựa chọn biện pháp phòng, chống muỗi cũng cần được cân nhắc đến các yếu tố như môi trường sinh thái của địa phương, nguồn lực, bối cảnh văn hóa, tính khả
thi của từng biện pháp.
Trong trường hợp có dịch lớn xảy ra, cần áp dụng thêm biện pháp khẩn cấp là phun thuốc diệt muỗi trong không gian, được sử dụng bởi cơ quan y tế. Mục đích của phương pháp này là làm giảm nhanh số lượng đàn muỗi nhưng hiệu quả cần
được đánh giá thêm.
Các biện pháp cụ thể là:
1.1. Quản lý môi trường
Quản lý môi trường nhằm hạn chế môi trường sinh sản và đẻ trứng của muỗi, môi trường sống của
ấu trùng. Hiện nay có ba biện pháp chính được khuyến khích áp dụng: cải tạo môi trường; can thiệp môi trường; giảm tiếp xúc giữa người và muỗi.
- Các biện pháp cải tạo môi trường: Có tác dụng lâu dài để giảm nơi sinh sản của muỗi trong toàn cộng đồng. Các giải pháp này bao gồm:
+ Cung cấp, cải thiện kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cơ bản: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ
thống thoát nước và tạo ra những khu vực bị ứ đọng nước trong cộng đồng dân cư. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, dù chỉ là những khu vực đọng nước nhỏ. Vì vậy, việc cải tạo và hoàn thiện hệ thống nước thải trong cộng đồng dân cư là việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với cộng đồng.
+ Cung cấp nước sạch và hệ thống chứa nước: Việc trữ nước theo truyền thống tại các hộ gia
đình như hứng nước mưa, lấy từ giếng, bể nước công cộng... và sử dụng các dụng cụ chứa nước như thùng, bể nước, bể ngầm, vại chứa nước,... đã vô tình tạo ra môi trường cho muỗi sinh sản, đẻ
trứng. Để hạn chếđược nguy cơ này cần có chương trình lắp đặt hệ thống ống nước đến từng hộ gia
đình. Ngoài ra cần có chiến lược truyền thông để
người dân cùng hiểu rõ và không dùng cách chứa nước truyền thống.
+ Cấu trúc xây dựng: Các kiến trúc xây dựng cũng vô tình tạo ra môi trường sống và sinh sản của muỗi. Ví dụ, thiết kếđể nước đọng, máng nước không thoát nước tốt, khó tiếp cận để vệ sinh, nhà không thoáng gió... Vì vậy, khi thiết kế, thi công
các công trình xây dựng, hoặc cải tạo lại phải có sự điều chỉnh để làm giảm môi trường sinh sản của muỗi.
- Các biện pháp can thiệp môi trường: là các giải pháp làm thay đổi tạm thời môi trường sinh sản của muỗi, bao gồm các giải pháp:
+ Các vật chứa nước phải được phòng, chống muỗi: đối với bể chứa nước thiết yếu (dự trữ, phòng cháy...) cần có nắp đậy kín, hoặc có lưới chắn muỗi để ngăn cản muỗi tiếp cận, đẻ trứng. Cần kiểm tra thường xuyên và thay thế khi bị hư
hại. Ngoài ra, nên sử dụng hạt polixetiren phủ
trên bề mặt nước, tạo ra màng chắn không cho muỗi đẻ trứng. Lưu ý không để nguy cơ nước tràn.
+ Vệ sinh công cộng: đường phố, cống rãnh phải được làm vệ sinh, sạch sẽ thường xuyên, không để ứ đọng nước, phát quang các bụi rậm gần nhà,... để làm giảm môi trường cư trú, sinh sản của muỗi.
+ Quản lý vật thải rắn: các chất thải rắn bao gồm các chất thải của gia đình, cộng đồng và chất thải công nghiệp. Theo các nghiên cứu trên thế giới,
đây là môi trường sinh sản của muỗi ae. aegypti. Việc tái chế lốp xe cũ làm đế giày, dây cao su công nghiệp và các đồ dùng như xô đựng, thùng
đựng rác, hoặc các lon, ống bơ, can nhựa... có thể
giúp cải thiện kinh tế và đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu, nhưng những vật thải rắn liên quan tiềm tàng đến sự phát triển các quần thể muỗi.
+ Các chất thải rắn phải được tiêu hủy, nếu để
tái chế cần phải thu gom theo đúng quy định. Việc thu gom cần thường xuyên 2 lần/tuần và cung cấp thông tin để cộng đồng cùng tham gia. Đối với lốp xe, theo quy định vệ sinh, phải chôn ở khu vực riêng và phủ một lớp đất dày.
+ Cần thường xuyên làm sạch các đồ vật có chứa nước, như bình nước, lọ hoa, các chậu hoa cảnh, máng nước...
- Các biện pháp giảm tiếp xúc giữa người và muỗi: như lắp đặt lưới chắn muỗi ở cửa sổ, cửa ra vào và sử dụng màn khi ngủ ban ngày.