TRONG TƯƠNG LAI 1 Các biệ n pháp phòng b ệ nh
1.5. Các biện pháp lồng ghép
- Vận động, huy động các tổ chức xã hội và yếu tố pháp lý: xây dựng các chính sách, thiết lập, tăng
khuyến khích cộng đồng chấp nhận phun thuốc diệt ấu trùng, trừ muỗi.
+ Phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực: Phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực trong việc thiết kế, sản xuất lưới chống muỗi, thúc đẩy việc thu gom và tái sinh các chất thải rắn hợp lý, bảo đảm vệ sinh môi trường. Trong xây dựng, thúc đẩy việc thiết kế và xây dựng nhà ở, nơi làm việc có chống muỗi.
1.4.5. Tăng cường năng lực
Trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết dengue cần có sựđóng góp của các chuyên gia côn trùng học, các chuyên gia môi trường, nhà khoa học xã hội, chuyên gia truyền thông.
Các hoạt động đào tạo tại chỗ là rất cần thiết và được thiết kế theo nhu cầu thực tiễn. Điều này
đòi hỏi vai trò của các chuyên gia quản lý chương trình, chuyên gia côn trùng học. Cán bộ tham gia quản lý chương trình cần được đào tạo về kỹ năng quản lý, các kỹ năng thực hiện và đánh giá. Khi thiết kế chương trình hành động, cần đặt ra các mục tiêu phù hợp với nguồn lực khả thi và có các chiến lược hợp lý, việc đánh giá sự thay đổi hành vi, kiến thức, thái độ... cần dựa trên các hoạt động phù hợp.
Cần đào tạo và thực hành về truyền thông tại tất cả các tuyến để bảo đảm truyền thông đạt
hiệu quả (giữa nhân viên dự phòng và chủ hộ, giữa cán bộ chương trình và các nhà quản lý, giữa người quản lý chương trình và các đối tác). Trong công tác truyền thông cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ tại địa phương, các thông điệp cần tập trung vào mục tiêu tác
động môi trường sinh sản của vector muỗi, các hoạt động huy động xã hội.
Ngoài ra, công tác phòng, chống sốt xuất huyết dengue cũng cần bảo đảm đủ ngân sách và sử dụng đúng mục đích.
1.4.6. Một số hoạt động khác
Cần theo dõi thường xuyên việc thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết dengue và
đánh giá tác động của các can thiệp. Cần có các chỉ số xác định phù hợp để đánh giá việc thực hiện, cũng như các chỉ sốđầu ra và kết quả.
Nghiên cứu nên được định hướng theo nhu cầu ưu tiên của chương trình như nghiên cứu sinh thái muỗi, hiệu quả và chi phí của các phương pháp phòng, chống hoặc các biện pháp mới, hoặc nghiên cứu về các hướng dẫn có liên quan.
1.5. Các biện pháp lồng ghép
- Vận động, huy động các tổ chức xã hội và yếu tố pháp lý: xây dựng các chính sách, thiết lập, tăng
cường các quy định, các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue có tính pháp lý theo hướng y tế công cộng và trao quyền cho cộng đồng.
- Phối hợp giữa lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác: việc lập kế hoạch và hoạch định chính sách
được uỷ quyền cho các cấp hành chính, tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý chương trình phòng, chống bệnh lây truyền qua các trung gian và các đối tác quan trọng khác. - Lồng ghép phòng, chống bệnh: bảo đảm sử dụng nguồn lực hợp lý, lồng ghép các biện pháp phòng, chống muỗi bằng các chất diệt côn trùng, các biện pháp không dùng chất hóa học và các biện pháp phòng, chống một số bệnh khác. - Hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng: cập nhật các chiến lược, các can thiệp dịch tễ, sinh thái muỗi, nguồn lực địa phương, tác nghiệp và
được theo dõi, đánh giá thường.
- Nâng cao năng lực: phát triển kết cấu hạ
tầng, các nguồn lực tài chính và nhân sự tại quốc gia và địa phương để quản lý chương trình, dựa trên phân tích tình hình.
Để thực hiện công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue trong cộng đồng, cũng như các virus nói chung, cần triển khai và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tính bền vững. Để kiểm
soát bệnh sốt xuất huyết dengue có hiệu quả, ngoài việc thiết lập và thực hiện các kế hoạch trên cần có các chính sách cụ thể nhằm đáp ứng kịp thời, hiệu quả các nhu cầu cần thiết khi dịch xảy ra. Ngoài ra, xu hướng hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi những hành động thiết thực của cả ngành y tế, cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ và các ban, ngành cùng vào cuộc, hợp tác giải quyết các kế
hoạch đồng bộ, toàn diện đểđối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết dengue.