Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái trong đề

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn nhâm xuân tiến, đông hưng, thái bình (Trang 29 - 32)

đề tài. * Đẻ khó

Nguyên nhân:

- Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ…

- Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài.

- Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoormon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai...

Triệu chứng:

- Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.

* Viêm tử cung

Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ sảy ra.

Nguyên nhân

- Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển không bình thường...

- Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

- Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung.

- Trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm.

- Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây sát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn. - Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái.

- Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài.

- Lợn nái sinh ra đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết chảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

- Viêm nội mạc: Lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có màu trắng hoặc xám và có mùi tanh. Con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung giảm nhẹ.

- Viêm cơ: Lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có màu hồng hoặc nâu đỏ và có mùi tanh thối. Con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử cung yếu ớt. Viêm cơ tử cung thường kế phát từ nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử.

- Viêm tương mạc: Lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có màu nâu rỉ sắt và có mùi thối khắm. Con vật rất đau kèm triệu chứng viêm phúc mạc, phản ứng co bóp tử cung mất hẳn.

* Viêm vú

Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa đầu vú hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác hoặc nhiễm trùng từ vết sây sát quanh bầu vú. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết sữa ứ đọng hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Vú viêm, sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào, nái biểu hiệu đau. Nái thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho lợn con bú, khó chịu với lợn con, có khi cắn con. Thân nhiệt tăng đến khoảng 40oC hoặc cao hơn, mệt mỏi, giảm ăn, giảm uống nước.

* Mất sữa

Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do nái bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung. Mất sữa cũng có thể xảy ra khi nái bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố đường ruột có thể đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hóc môn prolactin và oxytocin, làm giảm tiết sữa.

* Viêm khớp

Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây

ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, rốn, vết thương trên da,đầu gối khi trà sát trên nền chuồng.

Triệu chứng: Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau.

Điều trị:

- Pendistrep LA, tiêm bắp 1ml/10kg TT - Tiêm Analgin: 1ml/10kg TT/1lần/ngày - Điều trị liên tục trong 3 ngày

- Ngoài ra hạn chế cho lợn di chuyển đi lại, những tấm đan bị hỏng, kém chất lượng cần phải thay thế.

* Tiêu chảy

Nguyên nhân: Có thể do thức ăn bị nấm mốc, nguồn nước, không vét cám thừa trong máng…

Phòng và điều trị:

- Không cho lợn ăn cám bị mốc, nguồn nước đảm bảo sạch... - Dùng Norfox 100 tiêm bắp, liều lượng 1ml/40kg, tiêm 1 mũi.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn nhâm xuân tiến, đông hưng, thái bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)