2.2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Chăn nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Xing-ga-po, Đài Loan.. Nói chung ở các nước tiên tiến có
chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30 % ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ, 8,6 %.
Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người.
Theo Kemper và cs. (2013) [15], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ
Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae.
Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy
trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.
Theo Kemper và Gerjets (2009) [14], để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phòng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ,
thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...
Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [16], tại Thái Lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau:
- Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%; cung cấp nước uống đầy đủ.
- Tránh gây stress cho nái sau đẻ: không chuyển nái sang chuồng đẻ trong thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian nuôi thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh.
- Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất 01 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào.
- Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm
enrofloxacin; thuốc điều trị Streptoccocus spp: tiêm amoxyclin 01 ngày trước đẻ. - Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn.
Theo Ivashkevich và cs. (2011) [13] tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.
2.2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Trần Tiến Dũng (2004) [3], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], cho biết: ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
Trần Ngọc Bích và cs. (2016) [2], đã khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh và phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13 %.
Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [6], bệnh viêm vú thường xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [8], lợn nái ở lứa đẻ 1 và lứa ≥ 8 có tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa đẻ khác. Tác giả cho rằng ở lứa 1 do xoang chậu còn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và sây sát. Mặt khác, lứa đẻ ≥ 8 do trương lực của cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau khi đẻ. Các nguyên nhân trên làm cho tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lứa 1 và lứa ≥ 8 cao hơn các lứa đẻ khác.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [5], tiêm oxytocin 20 - 40 UI/con/ngày để dạ con co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài.
+ Thụt rửa tử cung âm đạo bằng Iodine 0,1%: 75 ml pha với 4 lít nước đun sôi để nguội.
Ngoài ra, nên dùng Hanprost hoặc Cloprostenol tiêm 0,7 ml/nái. Tiêm 4 giờ sau đẻ để gây co bóp mạnh ống sinh dục tống sạch nhau và đẩy dịch ứ trong tử cung ra ngoài, đồng thời tăng tiết Prolactin để kích thích tiết sữa,
tăng sản lượng sữa.
Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [10], cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47%). Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái có thai chết lưu và lợn nái không có thai chết lưu lần lượt là 81,63% và 73,91%. Ở lợn nái lứa đẻ từ 1- 6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07 - 93,33%.
Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2000) [7], điều trị bệnh viêm tử cung bằng cách dùng Benzyl Penicillin Procain 1.000.000 IU tiêm bắp. Dùng Gentamycin Sulfate 200.000 IU tiêm bắp. Điều trị 5 - 7 ngày.
Theo Chu Thị Thơm và cs. (2005) [12], chữa bệnh viêm vú, sưng vú, tắc tia sữa bằng: Bồ công anh 50g rửa sạch, giã nát cho thêm ít muối, ít nước, chắt lấy nước cho uống, phần bã đắp phần vú bị sưng.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [9], đưa ra bốn phương pháp điều trị viêm tử cung ở lợn nái:
+ Phương pháp 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy ra hết ra ngoài hết, sau đó thụt kháng sinh vào tử cung ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày
+ Phương pháp 2: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó như etrumat, oestrophan, prosolvin, hanprost, lutalyse,…tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, sau đó thụt vào tử cung 200 - 500ml dung dịch lugol ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.
+ Phương pháp 3: Oxytocin 6 - 8ml tiêm dưới da, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh bơm vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 – 5 ngày.
+ Phương pháp 4: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh thụt vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Lợn nái sinh sản nuôi tại trại. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại chăn nuôi CP Nhâm Xuân Tiến, Xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2020 đến ngày 02 tháng 06 năm 2021
3.3. Nội dung tiến hành
- Đánh giá được tình hình sản xuất của trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản tại trại.
- Thực hiện công tác phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh khử trùng tiêu độc tại trại.
- Thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin tại trại
- Tham gia công tác tiêm phòng chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp.
- Thực hiện các công tác khác tại trại.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm gần đây.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị tại trại. - Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng.
- Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh khử trùng chuồng trại.
- Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin tại trại. - Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái.
- Kết quả điều trị một số bệnh xảy ra trên đàn lợn nái. - Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại.
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1.1. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản
- Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại - Công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản
3.5.1.2. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản
- Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản
3.5.1.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản
- Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản
3.5.1.4. Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
Tỷ lệ khỏi (%) = x 100
3.5.2. Phương pháp theo dõi
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc.
- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con hàng ngày.
- Chẩn đoán lợn nái nuôi con mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.
- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Theo dõi, quan sát dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết
Tổng số lợn mắc bệnh Tổng số lợn theo dõi Tổng số con khỏi bệnh
dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu rỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hôi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [11] .
- Tiến hành điều trị cho những lợn mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả:
* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:
+ Pendistrip LA hoặc Hitamox LA: tiêm bắp 1 ml/10 kg TT/ngày. Ngày tiêm 2 lần sáng và chiều.
+ Tiêm Oxytocin 2 ml/con vào mép âm môn và thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lít/con.
+ Liệu trình kháng sinh mỗi ngày một lần, thụt rửa tử cung ngày 1 lần. Điều trị liên tục trong 3 ngày.
* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:
+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.
+ Toàn thân: Tiêm Analgin: 1 ml/10 kg thể trọng/1 lần/ngày. Tiêm Hitamox LA: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày. Ngày tiêm 2 lần sáng và chiều.
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:
+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng vaselin vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi
từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn không có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra.
Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh Amoxycillin: 10 mg/kg thể trọng chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.
+ Tiêm vitamin B1, B.Complex để trợ sức cho lợn.
* Điều trị bệnh viêm khớp bằng pháp đồ điều trị sau:
+ Tiêm Pendistrep LA 1 ml/10 kg TT/ngày, ngày tiêm 2 lần sáng và chiều + Tiêm Canxi liều 1 ml/10 kg TT/ngày, ngày tiêm 1 lần vào buổi sáng
+ Tiêm Analgin liều 1 ml/10 kg TT/ngày, ngày tiêm 1 lần vào buổi sáng.
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất của trại lợn Nhâm Xuân Tiến trong 3 năm gần đây (2019 - tháng 6/2021) đây (2019 - tháng 6/2021)
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tiến hành đánh giá tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2019 - 6/2021) thông qua số liệu theo dõi trực tiếp tại thời điểm thực tập và số liệu thống kê của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn tại trại từ năm 2019 đến 6/2021
STT Loại lợn 2019 2020 6/2021 Số lượng (con) Tỉ lệ (%) Số lượng (con) Tỉ lệ (%) Số lượng (con) Tỉ lệ (%) 1 Lợn đực giống 36 0,07 37 0,07 37 0,15 2 Lợn nái sinh sản 2360 4,86 2400 4,75 2450 10,16 3 Lợn hậu bị 250 0,51 120 0,24 120 0,49 4 Lợn con 46000 94,56 48000 94,94 21500 89,18 Tổng 48646 100 50557 100 24107 100
Qua bảng 4.1 cho thấy:
Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2019 đến tháng 6/2021 chủ yếu là lợn con và lợn nái sinh sản. Nhìn chung tỷ lệ lợn con, lợn nái sinh sản qua các năm chênh lệch nhau không lớn. Số đầu lợn con tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Trong năm 2020 số lợn
con là 48000 con, tỷ lệ lợn con chiếm nhiều nhất (94,94%). Do trại có quy trình chăm sóc và kỹ thuật phối giống tốt nên số lứa đẻ/năm cao. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những lợn nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn, đồng thời đưa những lợn hậu bị vào sản xuất. Lợn đực qua 2 năm gần đây có xu hướng tăng lên từ 36 con lên 37 con do có sự tăng số đầu lợn nái sinh sản. Những lợn đưc giống không đảm bảo chất lượng tinh dịch sẽ bị loại thải và thay thế ngay bằng những con đực giống mới có chất lượng tinh dịch tốt hơn.
4.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại trại Nhâm Xuân Tiến Xuân Tiến
4.2.1. Số lượng lợn nái được phân công chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập tháng thực tập
Để thực hiện được biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản của trại, em được phân công tự mình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái. Kết quả được thực hiện ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập