Thực tiễn và khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tạ

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích vụ kiện chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polymer từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Malaixia (Trang 26)

tại WTO về chống bán phá giá

+ Việt Nam đã từng bước tham gia một cách chủ động, tích cực và bình đẳng vào việc giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của WTO, tuy nhiên, Việt Nam chưa tận dụng được tối đa những chế độ ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển.

+Vẫn còn phải lệ thuộc nhiều vào đội ngũ luật sư nước ngoài

+ Nền kinh tế của Việt Nam còn ở trình độ thấp trung bình và công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu còn nhiều bất cập. Các mặt hàng của ngành sản xuất nội địa của chúng ta còn ít, mức độ cạnh tranh trực tiếp của các sản phẩm nước ngoài nhập khẩu với sản phẩm nội địa là không cao về chủng loại mặt hàng.

+ Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế vẫn còn thiếu thông tin và nghiên cứu chưa kỹ thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá…

+ Kiến thức và sự hiểu biết của các doanh nghiệp nói chung về chống bán phá giá với tư cách là một biện pháp hợp pháp còn thấp. Chúng ta cũng hay có xu hướng nhìn nhận chống bán phá giá như một thực tiễn xấu của thương mại quốc tế, lên án thực tiễn này nên cũng ít có xu hướng nhìn nhận nó như một công cụ phục vụ thực tiễn kinh doanh của mình. Cũng vì kiến thức và nhận thức về chống bán phá giá kém, kinh nghiệm ít nên có tư tưởng bài bác, ngại tham gia các tranh chấp.

+ Các công ty Việt Nam không và chưa đủ tiềm lực tài chính để theo đuổi các vụ kiện. Bởi vì các thủ tục để có thể khởi kiện và theo kiện chống bán phá giá là hết sức phức tạp nhất là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO, chúng ta cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO về vấn đề này, điều đó đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Thời gian cho một vụ kiện cũng sẽ kéo dài và đòi hỏi phải tốn nhiều cả về công sức cũng như tài chính để theo đuổi đến cùng.

+ Các công ty Việt Nam không và chưa đủ tiềm lực tài chính để theo đuổi các vụ kiện. Bởi vì các thủ tục để có thể khởi kiện và theo kiện chống bán phá giá là hết sức phức tạp nhất là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO, chúng ta cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO về vấn đề này, điều đó đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Thời gian cho một vụ kiện cũng sẽ kéo dài và đòi hỏi phải tốn nhiều cả về công sức cũng như tài chính để theo đuổi đến cùng.

Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn và là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07- NQ/TW; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW;

Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Trong các văn kiện và

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích vụ kiện chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polymer từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Malaixia (Trang 26)