Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích vụ kiện chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polymer từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Malaixia (Trang 28 - 29)

vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá

3.3.1. Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vàoviệc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá

Các giải pháp chung là những giải pháp được áp dụng cho Việt Nam khi tham gia vào DSM của WTO mà không phân biệt Việt Nam là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba. Các giải pháp chung chủ yếu tập trung vào ba nhóm giải pháp lớn, đó là: tận dụng những ưu đãi trong khuôn khổ WTO dành cho các nước đang phát triển; xây dựng và củng cố năng lực tham gia giải quyết tranh chấp; tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên khác và sự trợ giúp của ACWL. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó ở trong và ngoài nước về việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG, tác giả đã tiến hành tổng hợp lại một cách có hệ thống, đồng thời có sự bổ sung và trình bày những quan điểm riêng của mình, cụ thể:

+ Một là, tham gia chủ động và tích cực hơn nữa vào DSM của WTO cũng như tận dụng tối đa chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt mà WTO dành cho các nước đang phát triển.

+ Hai là, tự trang bị kiến thức một cách đầy đủ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ động và tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác. + Ba là, tích cực phát huy vai trò, sự chủ động và sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh

nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

+ Bốn là, thiết lập một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ.

+ Năm là, xây dựng chiến lược và những giải pháp hữu hiệu hơn để phát triển đội ngũ chuyên gia và luật sư trong nước đủ trình độ và năng lực để tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung và tại WTO nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam. + Sáu là, xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực và đưa các chuyên

gia của Việt Nam tham gia sâu vào hoạt động của các cơ quan của WTO, tham gia vào Ban hội thẩm và AB.

+ Bảy là, tranh thủ một cách hợp lý sự ủng hộ của các thành viên khác. Trong mỗi vụ tranh chấp, sự tham gia của bên thứ ba có thể có tác động hai mặt, tuỳ thuộc vào quan điểm của bên thứ ba đó, ủng hộ hay phản bác lập luận của Việt Nam. Do đó, theo tác giả, đối với các vụ tranh chấp mà Việt Nam tham gia dù là nguyên đơn hay bị đơn, thì cũng cần thiết phải đánh giá một cách đầy đủ và thận trọng sự tham gia của các bên

thứ ba ở cả những tác động tích cực và tiêu cực đối với cơ hội và khả năng chiến thắng của Việt Nam trong từng vụ kiện.

+ Tám là, sử dụng hiệu quả hơn sự tư vấn và trợ giúp của Trung tâm tư vấn về luật WTO-ACWL. Ngày 25/09/2009, Việt Nam đã trở thành thành viên của ACWL. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu khai thác dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí của ACWL mà chưa sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO của các chuyên gia ACWL. Một phần, đây là dịch vụ phải trả phí, và dù đã được ưu đãi, thì đó vẫn là một khoản tiền không nhỏ đối với một nước đang phát triển như Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích vụ kiện chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polymer từ propylen có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Malaixia (Trang 28 - 29)