Nguyên nhân các hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3.Nguyên nhân các hạn chế

Thứ nhất, các quy định về chế độ BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn nên hạn chế mong muốn tham gia của người dân

Còn thiếu có sự công bằng, bình đẳng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể:

- Chế độ BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn. Theo quy định, Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ dài hạn và ngắn hạn, gồm: Chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Tuy nhiên, trong thực tế, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất, điều này làm giảm tính hấp dẫn và hạn chế mong muốn tham gia BHXH tự nguyện.

- Chính sách hỗ trợ đối với người tham gia BHXH chưa thu hút người tham gia và tạo động lực giữ họ tham gia BHXH lâu dài (hiện người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 30%, tương ứng 46.200 đồng/tháng; hộ cận nghèo được hỗ trợ 25%, tương ứng 38.500 đồng/tháng; các đối tượng còn lại được hỗ trợ 10%, tương ứng 15.400 đồng/tháng).

- Điểm a Khoản 1 Điều 80 Luật BHXH năm 2014 về hưởng trợ cấp mai táng phí đối với người tham gia BHXH tự nguyện quy định: “Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người lao động chết có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên” là chưa công bằng, bình đẳng vì đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì chỉ cần đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên đã được hưởng trợ cấp mai táng phí.

Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng trợ cấp tuất 1 lần. Để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện phải có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên mới được hưởng chế độ này.

Thứ hai, mức đóng BHXH tự nguyện còn cao so với thu nhập của người lao động

Đối tượng cần vận động chủ yếu làm nông nghiệp, lao động tự do có thu nhập thấp và không ổn định là một thách thức rất lớn. Trong khi đó mức đóng khá cao so với thu nhập bình quân của người lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH tự nguyện hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng/tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Tuy mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn, tức là 1 tháng người lao động chỉ cần đóng 154.000 đồng, tuy nhiên với 1 số đối tượng có việc làm không ổn định, do dịch bệnh kéo dài; thu nhập bấp bênh, nhất là đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo thì số tiền trên cũng khá lớn so với khả năng của họ.

Nhiều người chưa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hưởng lương hưu khi về già, ít lo cho tương lai xa. Nhiều người già vẫn còn mang nặng tư tưởng “trẻ cậy cha, già cậy con”, cuộc sống sau này khi già cả sẽ do con cháu chăm lo. Bên cạnh đó, người lao động chưa quen với các dịch vụ công, chưa tiếp xúc với các thủ tục hành chính hiện đại nên không muốn tham gia và không quan tâm đến BHXH tự nguyện.

Người lao động hay nhầm lẫn giữa BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thương mại. Bởi đã có nhiều vụ việc tham gia Bảo hiểm thương mại khiến người dân mất lòng tin nếu người dân không nhận thức được kênh nào chính thống thì sẽ dẫn đến mất mát về tài chính và ảnh hưởng đến tinh thần. Do vậy cần sự quyết liệt và tích cực của ngành, của từng địa phương trong việc tăng cường tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người tham gia trước lợi ích thiết thực của loại hình bảo hiểm này mang lại.

Thứ ba, tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến về BHXH tự nguyện chưa đáp ứng yêu cầu

Công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện chính sách BHXH tự nguyện chưa thường xuyên, số lượng thấp, thiếu đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền, chưa lấy người lao động làm trung tâm nên các hoạt động tuyên truyền còn xa rời, chưa đến được với người lao động. Theo Luật BHXH, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháo luật về thu BHXH tự nguyện được giao cho tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội liên quan. Tuy nhiên đến nay, một số đơn vị chưa chủ động thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. Nội dung tuyên truyền chưa ngắn gọn, dễ hiểu, chưa sát với thực tế. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, hấp dẫn và còn thiếu các hình thức phù hợp cho từng đối tượng, địa bàn tuyên truyền.

Thứ tư, năng lực của đội ngũ công chức, viên chức thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chưa đáp ứng yêu cầu

Công tác đào tạo công chức, viên chức chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với kỹ năng, nghiệp vụ theo vị trí việc làm, nhiều nơi chưa gắn với quy hoạch và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức đôi khi còn thiếu chặt chẽ, công tác rà soát nhu cầu và xây dựng kế hoạch chưa sát thực tế dẫn đến số lượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Một số chương trình đào tạo còn trùng lặp về nội dung, chưa được cập nhật, bổ sung, chưa sát với yêu cầu công việc của công chức, viên chức.

Năng lực của một số công chức, viên chức trong ngành BHXH về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế, thậm chí xem nhẹ hoặc coi đó là nhiệm vụ của lãnh đạo Ngành và cơ quan chuyên môn; công tác nắm bắt dư luận, định hướng chính trị tư tưởng, đấu tranh, phản biện trước các quan điểm, thông tin, phát ngôn sai trái, lệch lạc về chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế, chưa phát huy vai trò chủ động, tích cực và sức mạnh tổng hợp của hệ thống; tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ của công chức, viên chức, người lao động trong Ngành có nơi, có lúc còn chưa nhận được sự hài lòng của cán bộ, nhân dân.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa sâu sát, thiếu quyết liệt trong công tác quản lý công chức, viên chức. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm; trách nhiệm cá nhân đối với tập thể, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ còn nể nang, chưa nghiêm túc; đạo đức, năng lực của một bộ phận công chức, viên chức còn hạn chế, yếu kém; ý thức trách nhiệm và kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao, chưa làm hết trách nhiệm; năng lực nghiên cứu, đề xuất, tham mưu chính sách chưa đáp ứng yêu cầu; phối hợp xử lý công việc còn chậm.

Thứ năm, chưa có sự phối hợp giữa cơ quanBHXH với các các cấp, các ngành

Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cấp, các ngành chưa thường xuyên, chưa thực hiện đúng như quy chế đã ký kết hằng năm; chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung nhằm khai thác thông tin phối hợp giữa các cấp, các ngành; công tác trao đổi thông tin giữa các phòng chuyên môn còn hạn chế; việc phối hợp giữa các bên để tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về BHXH chưa thường xuyên, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp thanh tra, kiểm tra hàng năm nên dẫn đến việc triển khai thực hiện các chính sách BHXH tự nguyện chưa hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả giới thiệu khái quát về thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; nêu lên thực trạng BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế với các nội dung cơ bản như số lượng, cơ cấu, chế độ tham gia BHXH tự nguyện và quỹ BHXH tự nguyện. Từ đó phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế qua các nội dung:

Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện tại thành phố Huế tăng liên tục qua từng năm, thể hiện chính sách BHXH tự nguyện đang phát triển.

Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn vẫn còn thấp do chưa hiểu hết chính sách BHXH tự nguyện, còn nhầm lẫn BHXH tự nguyện với các loại hình bảo hiểm thương mại khác.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện được quan tâm chú trọng bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, ý nghĩa, vai trò của BHXH tự nguyện trong hệ thống an sinh xã hội, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH tự nguyện. Mạng lưới đại lý thu làm công tác BHXH tự nguyện bao phủ hết địa bàn thành phố Huế, là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH với người dân.

Chất lượng dịch vụ của cơ quan BHXH thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ và công tác quản lý điều hành, nhằm tiếp tục giảm thời gian, số lần giao dịch, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID nhằm phấn đấu hoàn thành tỷ lệ người tham gia cài đặt ứng dụng VssID theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam.

Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế tác giả đánh giá trong nội dung chương 2 sẽ là cơ sở rất quan trọng để tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị ở chương 3 nhằm hoàn thiện công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Phương hướng phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đến năm 2030

3.1.1. Quan điểm của Đảng về Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm sâu sắc và không ngừng hoàn thiện, đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ; điều này thể hiện rất rõ tại các văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng và với từng chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước. Đặc biệt, ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. Trong đó, đề ra mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, trên 80% dân số tham gia BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [10]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 23-5-2018, Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Nghị quyết đã đặt ra các mục tiêu quan trọng, cụ thể trong lĩnh vực BHXH giai đoạn 2021 – 2030, ghi dấu mốc quan trọng trong thực hiện chính sách này ở nước ta. Hội nghị đã đưa ra quan điểm chỉ đạo cụ thể: “Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước”.

Từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng thành công tốt đẹp, trong đó Nghị quyết đã nêu rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 có mục tiêu xuyên suốt là bảo đảm an sinh xã hội: “Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại”.

Kể từ khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới, trước những đòi hỏi mới từ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những định hướng phù hợp về chính sách ASXH trong tổng thể hệ thống chính sách xã hội, hướng vào mục tiêu phát triển con người. Những quan điểm, định hướng, mục tiêu, giải pháp trong bảo đảm ASXH mà trụ cột là thực hiện chính sách BHXH đã thể hiện trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội, các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Đây chính là những định hướng, nền tảng quan trọng để hệ thống chính sách xã hội nói chung, chính sách BHXH nói riêng từng bước được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, thực hiện các chính sách này cũng được tăng cường, đẩy mạnh với sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đưa chính sách ngày càng lan tỏa, diện bao phủ ngày càng được mở rộng và phát huy tác động tích cực trong cuộc sống của mỗi người dân, người lao động.

Kế thừa kết quả đã đạt được, những định hướng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các văn kiện trình Đại hội sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam” để nâng cao hơn nữa mức độ hoàn thiện của chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHXH - trụ cột ASXH của quốc gia - trong giai đoạn mới, góp phần vào sự tiến bộ và công bằng xã hội, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc; hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội.

Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội.

Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân” [35].

Với nội dung cải cách là xây dựng hệ thống BHXH đa tầng: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện (với các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay, từng bước mở rộng sang các chế độ khác) dựa trên đóng góp của người lao động không có quan hệ lao động; có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78)