Khi đánh giá một tiến trình dạy học, quan trọng nhất là đánh giá HĐ
nhận thức của HS. Để đánh giá HĐ nhận thức của HS, ta cần chú ý đến cả quá
trình nhận thức và kết quả nhận thức. Như vậy, để đánh giá kết quả thực
nghiệm tiến trình dạy học đã xây dựng cần theo dõi quá trình HĐ của HS
thông qua quan sát, ghi chép, ghi hình,...và cần phân tích kết quả HĐ của HS
dựa trên phiếu học tập.
Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học đã thiết kế được
Đánh giá tính khả thi của các tiến trình dạy học đã thiết kế được tức là
đối chiếu tiến trình dạy học diễn ra trong giờ học với tiến trình dự kiến, từ đó,
sửa đổi, bổ sung các tình huống và các định hướng của GV nhằm hoàn thiện
tiến trình đã thiết kế.
Tính khả thi của tiến trình dạy học thể hiện ở mức độ hưởng ứng của HS
với các tình huống học tập, chất lượng các câu trả lời của HS và thời gian
thực tế cần có so với thời gian dự kiến theo phân phối chương trình.
Như vậy, ta cần phân tích diễn biến tiến trình dạy học trên lớp theo từng
HĐ nhận thức cụ thể, từ đó, có những điều chỉnh phù hợp để tiến trình dạy
học trở nên khả thi hơn.
Tiết học 1:
Hoạt động 1: Đề xuất vấn đề nghiên cứu (20 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về chuyển động cơ học trong
thực tế.
HS1: Ô tô chuyển động trên đường, người đi bộ trên đường, bóng lăn
trên sân cỏ,…
HS2: Bánh xe quay quanh trục, đu quay quay quanh trục của nó, máy bay đang bay trên bầu trời,…
Nhìn chung ở hoạt động ngày, học sinh độc lập suy nghĩ và dễ dàng đưa ra được câu trả lời.
HS1: Quan sát …
HS2: Quan sát và căn cứ vào cột mốc
GV: Như vậy để xác định một vật chuyển động hay đứng yên thì phải
quan sát, so sánh vị trí của vật so với vật mốc.
GV: Thông báo về định nghĩa chuyển động cơ, khái niệm chất điểm và
quỹ đạo chuyển động của chất điểm.
Yêu cầu HS lấy ví dụ về vật có kích thước lớn vẫn được côi là chất điểm.
Học sinh dễ dàng lấy được ví dụ khi được thông báo về khái niệm.
GV: Có nhiều dạng chuyển động thường gặp nào trong thực tế?
HS1: Chuyển động thẳng và chuyển động không thẳng.
HS2: Chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong,… HS3:….
GV: Để xác định vị trí chính xác của một chuyển động ta phải làm như
thế nào?
HS: - Chọn một hệ quy chiếu
-Xác định vị trí của vật bằng dụng cụ đo.
GV: Ta có thể xác định vị trí của vật bằng dụng cụ đo, nhưng nếu ta biết
quy luật chuyển động của chúng theo thời gian thì chắc chắn sẽ dễ xác định vị trí hơn.
GV: Chúng ta đi nghiên cứu một dạng chuyển động thường gặp và đơn
giản nhất là chuyển động thẳng. Vậy, những chuyển động thẳng thường gặp
phụ thuộc vào thời gian như thế nào?
Hoạt động này dự kiến là 20 phút nhưng thực tế diễn ra ít hơn rất nhiều
bởi GV luôn có tâm lý vấn đáp để đưa nhanh ra đề xuất thí nghiệm sẽ làm.
Hoạt động 2: Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra (15 phút) GV: Làm thế nào để biết vận tốc, tọa độ của vật có phụ thuộc vào thời
gian hay không?
HS1: Làm thí nghiệm để xác định vị trí của vật theo thời gian (x-t)
HS2: Xác định vận tốc của vật theo thời gian.
Hình 3.1. Hình ảnh HS cùng GV đề xuất phương án TN
GV: Như vậy, chúng ta sẽ làm thí nghiệm để đi tìm mối quan hệ của các
đại lượng theo gian: v-t, x-t.
Giao cho mỗi nhóm 01 bộ TN. Yêu cầu các nhóm tìm hiểu bộ TN xem
có đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà các em đề ra hay không?
Giáo viên cho HS tìm hiểu thí nghiệm, phát tài liệu về thao tác sử dụng
phần mềm, cách khớp đồ thị để đưa ra hàm số, cách loại bỏ các số liệu nhiễu (Đầu chuyển động và cuối chuyển động), cách lưu lại đồ thị thí nghiệm
Hình 3.2. HS tìm hiểu các dụng cụ và phần mềm TN
Hoạt động này HS rất hào hứng bởi bộ thí nghiệm mới, hiện đại nhưng
tìm hiểu các thao tác làm thí nghiệm, xử lí dữ liệu thí nghiệm còn rất lúng
túng. Thời gian dự kiến là 15 phút nhưng thực tế mất nhiều thời gian hơn để
HS tìm hiểu bởi đây là bộ thí nghiệm mới HS chưa từng gặp.
Hoạt động 3: Thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề (35 phút)
Dự kiến các bước tiến hành thí nghiệm (10 phút)
GV: Chúng ta cần đi tìm hiểu xem các đại lượng v, x thay đổi theo thời
gian như thế nào? Để làm điều này chúng ta phải xác định vận tốc, tọa độ ở
từng thời điểm rồi vẽ đồ thị để nhận xét quy luật.
Việc thu thập và vẽ đồ thị sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta sử dụng
bộ thí nghiệm về chuyển động thẳng có kết nối với máy tính và sử dụng phần
mềm xử lý kết quả.
GV: Với máng tạo chuyển động thẳng ta có thể nghiên cứu những trạng
thái nào của máng mà các em thấy rằng hình như chúng sẽ có quy luật chuyển động khác nhau:
HS1: Máng đặt nằm ngang, vật có thể chuyển động đều.
HS2: Máng đặt nằm nghiêng, vật chuyển động nhanh lên GV giao các bộ TN cho các nhóm HS:
Nhóm 1, 2: Nghiên cứu chuyển động thẳng với máng nằm ngang
Nhóm 3, 4: Nghiên cứu chuyển động thẳng với máng nằm nghiêng Nhóm 5, 6: Nghiên cứu chuyển động rơi của vật
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày dự kiến tiến hành TN để
thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
Hình 3.3. HS các nhóm trình bày các phương án TN
HS vẫn còn rụt rè khi trình bày phương án với bộ thí nghiệm cho trước
bởi HS chưa hiểu rõ lắm về bộ TN. Ở hoạt động này cần sự hỗ trợ của GV.
Tiết học 2:
Tiến hành thí nghiệm (25 phút)
Các nhóm sẽ đồng thời làm TN.Các nhóm sẽ HĐ trong thời gian 25 phút
và chuẩn bị báo cáo của nhóm mình để trình bày trước lớp.
Các em đã tự tin hơn trong việc làm thí nghiệm bởi có một thời gian làm quen với các TN và đã tương đối hiểu về bộ TN về cấu tạo cũng như cách tiến
hành, xử lí số liệu
Hoạt động 4: trình bày kết quả giải quyết vấn đề (20 phút) GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc
Hình 3.5. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, thảo luận
HS đã quen với cách hoạt động theo nhóm và thông qua TN các em đã hiểu rõ về kiến thức của chuyển động thẳng. Các em rất tự tin khi báo cáo kết
quả và thảo luận bảo vệ ý kiến của mình.
Tiết thứ 3:
Hoạt động 5: Thông báo bổ sung, thể chế hóa kiến thức và vận dụng
kiến thức (45 phút)
Sau khi các nhóm báo cáo kết quả HĐ, GV nhận xét, thông báo bổ sung
kiến thức và thể chế hóa kiến thức.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Như vậy chúng ta biết được 3 dạng
chuyển động thẳng qua thí nghiệm.
Thí nghiệm của nhóm (1,2) được gọi là
chuyển động thẳng đều:
- Vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Tọa độ theo thời gian là một đường thẳng đi lên, hệ số góc bằng độ lớn của vận tốc.
HS suy luận, nhận xét cùng thầy
chuyển động thẳng nhanh dần đều: v = v0 +at; x = xo + v0t +
2 1
at2
Ngoài ra, trong thực tế còn có chuyển động thẳng chậm dần đều.
Quãng đường đi được của vật: s = v0t +
2 1
at2
Đại lượng a trong biểu thức v sẽ đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc nhanh hay chậm và người ta gọi là gia tốc.
HS suy luận, nhận xét cùng thầy để đưa ra công thức: a =(Dv/Dt)
Đơn vị là m/s2 Thông báo mối liên hệ giữa vận tốc, gia
tốc và quãng đường đi được.
Người ta thường chọn chiều dương trùng chiêu chuyển động, khi đó các phương trình đều là: v = v0 +at; x = xo + v0t + 2 1 at2; v2– v0 2 = 2as + Chuyển động nhanh dần đều: a>0
+ Chuyển động chậm dần đều: a<0
Thí nghiệm của nhóm (5,6) được gọi là Sự rơi tự do:
Là chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 0 và a = g (=9,8m/s2)
Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là sự rơi tự do và viết các phương trình v, h, y.
Sự rơi tự do là sự rơi của một vật
chỉ chịu tác dụng của trọng lực. v = gt; h = 2 1 gt2; y = yo + 2 1 gt2; v = 2gh
Sau khi thể chế hóa GV có thể cho HS làm một số bài tập về chuyển động thẳng đều, chuyển động nhanh dần đều, sự rơi tự do.
HS dễ dàng nhớ các kiến thức mà GV thể chế hóa.
Dự kiến thời gian là 45 phút nhưng hoạt động này chỉ mất khoảng 25
phút. Có nhiều thời gian cho hoạt động làm bài tập củng cố kiến thức.