Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số bộ thí nghiệm thực tập của học sinh trong dạy học chương động học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông. (Trang 95 - 98)

Thông qua việc tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm một cách nghiêm túc, khoa học, chúng tôi có thể bước đầu kết luận một số nội dung sau:

+ Tiến trình dạy học “nghiên cứu về chuyển động thẳng” xây dựng được về cơ bản là khả thi, phù hợp với thực tế dạy học (đặc điểm kiến thức, nhận thức của HS, thời gian,...) ở nhà trường phổ thông hiện nay. HS thực sự bị lôi cuốn vào HĐ giải quyết vấn đề, đáp ứng được hầu hết các nhiệm vụ nhận thức đặt ra và có những ý tưởng mới sáng tạo. Mặc dù cần chuẩn bị trước khi lên lớp nhiều hơn, nhưng trong quá trình dạy học, GV dễ dàng làm chủ các tình huống học tập, định hướng hiệu quả, kịp thời các HĐ của HS, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu dạy học ở mức độ cao.

+ Được học tập theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề, HS từ chỗ còn bỡ ngỡ với việc làm TN, thụ động trong HĐ nhóm, rụt rè trong việc phát biểu ý kiến, đã thích ứng tốt với phương pháp, hình thức dạy học mới này, “chủ động”, “tích cực” HĐ giải quyết các nhiệm vụ nhận thức đặt ra và “tự tin” trao đổi, bảo vệ kết quả nghiên cứu của nhóm và của bản thân.

+ Trong tiến trình dạy học đã thiết kế được, HS được thực tế HĐ phỏng theo con đường nhận thức của nhà khoa học: Đề xuất giả thuyết, dự đoán giải pháp giải quyết vấn đề, đề xuất phương án TN, phân tích kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật đồ thị,...và các em đã đáp ứng tương đối tốt các HĐ này. Chứng tỏ, HS đã được trải nghiệm thực sự HĐ nhận thức sáng tạo và bước đầu, được “luyện tập” tư duy sáng tạo thông qua học tập theo tiến trình dạy học kể trên.

+ Bộ TN về chuyển động thẳng đã chế tạo được, tuy còn một số hạn chế, song đã đáp đứng được các yêu cầu đối với TN trong dạy học chương “Động học chất điểm” theo định hướng nâng cao hiệu quả HĐ nhận thức tích cực, sáng tạo của HS.

Mặc dù, đã đem lại kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết kế được, song phương pháp thực nghiệm chúng tôi áp dụng chưa phải là phương pháp hoàn thiện:

+ Chúng tôi mới chỉ tiến hành thực nghiệm 1 vòng với đối tượng hẹp (1 lớp học) trong thời gian ngắn (3 tiết học). Sau vòng 1, dựa trên kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã sửa đổi, bổ sung các tình huống, các định hướng của GV nhằm hoàn thiện tiến trình dạy học đã thiết kế về mặt lí luận. Song, nếu được thực nghiệm sư phạm vòng 2 thì tiến trình dạy học mới này sẽ được kiểm tra trên thực tế và do đó, mới thực sự chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả trong dạy học.

+ Các phân tích sau quá trình thực nghiệm: Phần lớn là các phân tích định tính và chưa đánh giá được chất lượng kiến thức của HS sau khi học tập theo tiến trình dạy học đã thiết kế được. Muốn khắc phục được hạn chế này, chúng tôi cần soạn thảo được các bài kiểm tra phù hợp để đánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung các bài kiểm tra, ngoài các câu đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, cần có những câu đòi hỏi tư duy sáng tạo của HS mà nếu như trong quá trình học tập không HĐ tích tực, sáng tạo thì khó có thể trả lời được.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng một số bộ thí nghiệm thực tập của học sinh trong dạy học chương động học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông. (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)