Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững ở ĐàN ẵng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: " Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng " potx (Trang 48 - 53)

Nẵng.

Ta có các yếu tố tác động đến phát triển bền vững nông nghiệp như sau:

TIÊU CHÍ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

Tài nguyên đất nông nghiệp Quy mô, năng suất đất, hệ số sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất…

Nguồn nhân lực

Năng suất lao động, số lượng, trình độ chuyên môn, đào tạo nghiệp vụ…

Nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn, đòn cân nợ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Khoa học công nghệ Vốn đầu tư cho KHCN, tỷ suất hàng hoá, sự chuyển giao KHCN Chính sách đầu tư nhà nước

(vốn, thuỷ lợi, trợ giá các yếu tố đầu vào…)

Tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi, cho vay sản xuất, trợ giá giống, vật tư.. Tăng trưởng

đều và liên tục

Quy hoạch vùng sản xuất Thay đổi cơ cấu diện tích đất nông nghiệp Phân bổ hợp lý từ sự tăng trưởng Chính sách đầu tư: + Khu vực nhà nước

- Hạ tầng cơ sở nông thôn - Phát triển nông thôn - Công nghiệp hoá nông thôn

- Giảm độ cận biên thị trường

….

+ Khu vực tư nhân

- Thu nhập ở khu vực nông thôn

- Đầu tư cho nước sạch

- Đầu tư điện, trường, trạm

- Tỷ lệ hộ nghèo/bình quân XH

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng

- Tỷ lệ bỏ học của học sinh các cấp

- Tỷ lệ người mắc bệnh/ năm

- Tỷ lệ di dân trong khu vực

- Tỷ lệ thất nghiệp

Chính sách của nhà nước về quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường

Vốn đầu tư cho việc trồng rừng, diện tích rừng , xử lý chất thải, kênh rạch

Bảo vệ tài nguyên môi

trường Ý thức bảo vệ tài nguyên môi

trường

Khả năng, nhận thức về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Chỉ số đánh giá môi trường nước, không khí, tiếng ồn…

Đưa ra các phương án phát triển cho ngành nông nghiệp thành phố, đồng

thời có các phương pháp kiểm tra giám sát và hổ trợ cho hoạt động nông

nghiệp của nông dân nhằm hướng đến phát triển một nền nông ngiệp bền vững.

Vai trò quản lý của chính quyền thể hiện rỏ nhất trong các chính sách nông nghiệp như: chính sách thuế, chính sách quản lý đất đai, chính sách tín dụng,

chính sách ổn định sản xuất...

Bộ máy chính quyền quản lý sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng không hề

nhỏ so với các địa phương lân cận. hiện có tới hơn 6 đầu mối với 220 cán bộ, đa số là kỹ sư với nhiệm vụ hướng dẩn và phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng

hiệu quả thì lại không cao. Công tác hổ trợ nông dân phục vụ sản xuất chưa tốt đặc biệt là trong việc định hướng cho phát triển và hổ trợ kỹ thuật tiên tiến cho bà con nông dân.

Định hướng phát triển cho nông nghiệp Đà Nẵng chưa rỏ ràng, chưa định

hình được sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố.

Sự quản lý của chính quyền với thị trường tiêu thụ hầu như bị bỏ lỏng, thị trường nông sản chưa được quản lý tốt, tình trạng được mùa mất giá, mất mùa

được giá liên tiếp xảy ra nhưng chưa có biện pháp nào giải quyết hiệu quả.

Tình trạng ô nhiểm môi trường diển ra trên thành phố tuy không trầm trọng

so với các địa phương khác nhưng củng còn rất nhiều điều cần phải được quan

tâm giải quyết. Tác động môi trường do sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố chưa được quan tâm đúng mức. quá trình trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản gây ra không ít tác động gây ô nhiểm môi trường vì sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, dư thừa thức ăn chăn nuôi, chất

thải sau khi thu hoạch chưa qua xử lý... Hiện nay, sản xuất thực phẩm an toàn

và bảo vệ môi trường là vấn đề thời sự nóng hổi, ngay cả trong sản xuất nông nghiệp. Do người dân chưa thấy hết vai trò của nó, nên nhiều sản phẩm làm ra

tuy đạt năng suất cao, quay vòng vốn nhanh nhưng không tiêu thụ được dẫn

đến thua lỗ. Việc sử dụng các hóa chất trong sản xuất một cách tùy tiện dẫn

xuất rau, màu có vòng quay ngắn đang là vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. Chính quyền thành phố củng đã có áp dụng các phương pháp để bảo vệ môi trường như áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, sử dụng mô hình Biôga để

xử lý chất thải, hay mô hình chế biến phân vi sinh từ chất thải nông nghiệp...

Tuy nhiên các mô hình này chưa sử dụng rộng rải và hiệu quả chưa cao.

Chính sách đất đai cho nông nghiệp của đà Nẵng đã và đang cho thấy sự

bất hợp lý, diện tích đất đai cho nông nghiệp liên tục giảm qua các năm. Quy

hoạch sử dụng thì chưa hợp lý gây hoang mang cho người dân, người cần đất để sản xuất thì không có trong khi người có đất thì lại không biết phải làm thế nào để sử dụng cho hiệu quả do đó tình trạng đất đai bỏ hoang không phải là hiếm trên địa bàn thành phố. Do tình trạng đô thị hóa nên gây hoang mang cho bà con nông dân dẩn đến họ chỉ sản xuất cầm chừng để giử đất là chính điều

này thật sự gây tình trạng lảng phí lớn tài nguyên của địa phương. Ví như cánh đồng Thiên 15 ha ở Hòa Hiệp Bắc bỏ hoang hóa nhiều năm nay.

Các chính sách nông nghiệp của chính quyền nói trên hầu như chưa thể

hiện được vai trò chủ đạo trong định hướng cho nông nghiệp thành phố phát

triển bền vững.

2. Khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát

triển một nền nông nghiệp bền vững, nó tác động đến tất cả các hoạt động nông

nghiệp trong tương lai

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng như thực tiễn ở nước ta

cho thấy chính sách vĩ mô và khoa học kỹ thuật bao giờ cũng là động lực cho

sự phát triển kinh tế xã hội. Đà Nẵng cũng không năm ở ngoại lệ. Từ thực tế

cho thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp, yếu tố KHKT phải hiện diện trong các đối tượng mang tính đặc thù đó là các trang trại, các HTX chuyên môn hoá

cao, là các khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, các Khu Nông nghiệp công

Tuy vậy tình hình áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất

nông nghiệp tại Đà Nẵng vẩn còn nhiều bất cập.

- Cơ giới hoá nông nghiệp còn rất hạn chế, tỷ lệ làm đất bằng máy chỉ đạt

khoảng 25%. Cơ giới hóa chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hơn 10 năm lúa chưa thay giống mới nên hạn chế về năng suất, sản lượng. Chuyển đổi cơ cấu

cây trồng vật nuôi diển ra chậm và chưa có sự chuyển biến rỏ rệt.

- Trình độ và năng lực cạnh tranh thị trường của người nông dân thành phố

còn thấp, xu hướng phát triển cơ cấu sản phẩm hướng tới giá trị gia tăng cao

diễn ra chậm, kênh tác động từ phía công nghiệp đến nông nghiệp chưa được khơi thông, một phần do công nghiệp nông thôn còn quá kém phát triển, v.v.

- Cán bộ kỹ thuật hổ trợ cho nông dân chưa hiệu quả, tuy số lượng đông nhưng hoạt động còn nhiều điều bất cập có thể nói là chỉ hoạt động bề nổi, hoạt động theo các lân phát động phong trào sản xuất, dẩn đến hiểu biết của bà con nông dân về áp dụng công nghệ cho sản xuất còn yếu kém, làm cho nông nghiệp của thành phố có phần bị trì trệ lại so với các địa phương khác.

- Công tác giống nông nghiệp ở Đà Nẵng đã có tín hiệu đổi mới. Tuy vậy,

sự đổi mới đó chưa tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sản lượng

nông sản. Những giống cây-con mới đưa vào sản xuất đang dừng lại ở mô

hình, chưa nhân ra diện rộng và đều do các địa phương triển khai. Đơn vị chịu

trách nhiệm về công tác này là Trung tâm Giống nông nghiệp Đà Nẵng chưa

tạo được loại giống nào có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu của nông dân.

- Tuy vậy thành phố củng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đạt được một số thành tựu như: thực hiện chuyển giao ứng dụng khoa học công

nghệ, hỗ trợ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng năng suất,

chất lượng cao, chú trọng phát triển các đối tượng mới, đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như: Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP; sản

xuất nấm rơm tại 10, xã phường tại huyện Hoà Vang, Cẩm Lệ, Liên Chiểu; Chương trình “3 giảm, 3 tăng” với 250 hộ; mô hình trồng hoa ly, hoa đồng

trường; cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt; hỗ trợ bảo quản sản phẩm khai

thác và tập huấn kỹ thuật sản xuất cho hơn 1.000 lượt/người

Khoa học công nghệ là công cụ sản xuất không thể thiếu, nó sẽ góp

phần nâng cao năng suất nông nghiệp, cải tạo điều kiện sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Nông nghiệp áp dụng khoa học công nghệ sẽ là hướng đi chính trong tương lai một khi các yếu tố khác không còn được thuận lợi.

3. Nguồn vốn cho phát triển.

Nguồn vốn cho việc phát triển nông nghiệp có tác động rất lớn, khi

không có vốn thì người nông dân không thể tiếp tục sản xuất đươc mà những người nông dân thì lại rất khan hiếm về vốn cho nên các chính sách khuyến khích đầu tư vào lỉnh vực nông nghiệp là vô cùng quan trọng

Nguồn vốn để phát triển nông nghiệp là từ các ngân hàng thương mại hổ

trợ nông dân. Tuy vậy người dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với

nguồn vốn. Các thủ tục vay vốn còn rườm rà.

Chính sách tín dụng cho nông dân để phục vụ nông nghiệp còn nhiều điều

bất cập. Ngân hàng còn vốn nhưng không thể giải ngân, còn hàng nghìn nông dân cần thêm vốn để mở rộng đầu tư thì không vay được. Nghịch lý này đã và

đang tồn tại trong nhiều năm qua và hiện tại vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ. định mức cho nông dân vay vốn là chưa hợp lý, cho nên những người có khác

vọng cần vay vốn để phục vụ sản xuất chưa được đáp ứng hợp lý.

Về vốn, sự thiếu hụt vốn và sử dụng kém hiệu quả nổi lên rất rõ. Các vấn đề chính của nông dân khi vay vốn tín dụng chính thức là (1) rủi ro không

trả được nợ; (2) không đủ thế chấp; (3) chi phí tiếp cận dịch vụ cao, thời gian

xét duyệt kéo dài. Tín dụng phi chính thức lại có lãi suất quá cao. Hiện nay, đa

số nông dân thiếu vốn tái đầu tư sản xuất mở rộng, chỉ đủ để tái sản xuất giản đơn; một bộ phận lâm vào cảnh nợ nần triền miên, không trả dứt nợ được.

Ngoài ra các nguồn vốn hổ trợ nông dân khác như để học nghề, chuyển đổi

Nẵng đã càng ngày càng phát triển, đến nay tổng số dư nợ lên đến 4,416 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn do Trung ương Hội ủy thác 447,155 triệu đồng,

thành phố ủy thác 3,968 tỷ đồng, cho gần 2.500 lượt hộ nông dân vay, chủ yếu

là nông dân nghèo và hết đất sản xuất có điều kiện để sản xuất, kinh doanh

(SXKD), giải quyết việc làm và ổn định đời sống nhưng củng chưa phát huy

tốt vai trò của mình.

Các doanh nghiệp đầu tư vào lỉnh vực nông nghiệp đầu tư còn chưa

mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4. Thị trường mục tiêu.

Thị trường mục tiêu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông

nghiệp vì người nông dân phải biết được sản phẩm họ sản xuất ra có thể bán được hay không, bán cho ai, có lợi nhuận hay không thì họ mới tham gia sản

xuất sản phẩm

Thị trường mục tiêu của nông nghiệp Đà Nẵng hiện nay vẩn là phục vụ

nhu cầu tại chổ của nhân dân thành phố, bên cạnh đó là một số sản phẩm phục

vụ các địa phương lân cận ở khu vưc miền trung và còn có một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: " Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng " potx (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)