Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: " Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng " potx (Trang 28 - 32)

I. Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội ĐàN ẵng

3. Tình hình kinh tế-xã hội

Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước nói chung thì tình hình kinh tế

xã hội của thành phố Đà Nẵng củng đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ

không ngừng. Tuy chỉ mới thay da đổi thịt trong hơn mười năm trở lại đây nhưng Đà Nẵng đã từng bước khẳng định được vị trí trung tâm của mình ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với những lợi thế về mặt địa lý, tiềm năng kinh

tế, năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Toàn thể lành đạo củng như nhân dân thành phố đã và đang hướng tới mục

tiêu tự tin vững bước trong quá trình phát triển chung của cả nước với mục tiêu chính là xây dựng thành phố trở thành một đô thị văn minh, hiện đại nhưng vẫn

bảo đảm được tính bền vững

3.1 Tình hình kinh tế.

Từ 1997 đến nay, cơ cấu ngành của thành phố đã có sự chuyển dịch

mạnh theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch này là phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên điều

này chỉ là rất bình thường do Đà Nẵng là một đô thị lớn, phát triển theo hướng

là trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực

Giai đoạn 1997-2000: năm 1997, năm đầu tiên trở thành đơn vị trực thuộc trung ương, kinh tế thành phố đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, ở mức 12,7%.

Tuy nhiên cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á đả tác động xấu đến kinh tế nước ta, bên cạnh đó do tác động của cơn lủ gây thiệt hại nặng nề

nên tốc độ tăng trưởng của thành phố giảm mạnh trong năm 1998 và tăng chậm trong 2 năm 1999-2000 (9,5% và 9,9%). Kết quả cả giai đoạn 1997-2000, tốc

độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP, giá cố đinh 1994) chỉ đạt bình

quân 10,2%/năm, trong đó thủy sản nông lâm tăng 3,1%, công nghiệp xây

dựng tăng trong GDP tăng từ 35,2% năm 1997 lên 41,3% năm 2000. GDP bình

quân đầu người năm 2000 đạt trên 430 USD/người, tăng gấp 1,45 lần so với năm 1997. Giá trị săn xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 8,47%/năm.

Giai đoạn 2001-2005: Từ năm 2001, thành phố từng bước phát huy nhân

tố cơ chế mới, huy động nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, vượt

qua ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khắc phục thiên tai... đưa kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 12% vào năm 2001. Đến năm 2002 là 12,56% và năm 2003 trở thành đô thị loại 1. Thành phố Đà nẵng là trung tâm của khu vực miền trung tây nguyên đã từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, moi trường sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. kinh tế

tiếp tục tăng trưởng nhanh (năm 2003 là 13,26% ; 2004 là 13,84%; năm 2005

Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội TP Đà nẵng (2001-2005) Thực hiện 5 năm Tốc độ tăng BQ (%) Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 1. GDP (giá cố định) - Tốc độ tăng trưởng Tỷ đồng % 3.804,9 12,23 4.282,9 12,56 4.823,4 13,26 5.462,8 13,84 6.224,9 14 13,18 2. GDP bình quân

đầu người USD 493 565 687 796 950

3. Cơ cấu GDP

- Nông - lâm - thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ % 100 27,18 28,76 44,06 100 24,54 36,73 38,74 100 23,45 38,25 38,30 100 22,18 39,78 38,04 100 20,6 41 38,4

4. Kim ngạch xuất khẩu Tr.

USD 236,52 247,03 260,85 309,35 500 14,21

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm kinh tế- xã hội UBND TP Đà Nẵng

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,18%, thành phố Đà nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước.

Tổng giá trị GDP của thành phố năm 2005 gấp 1,64 lần so với năm 2001. Năm 2005 GDP của thành phố là 6.224,96 tỉ đồng chiếm 0,8% so với cả nước.

Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Tỷ trọng GDP của công

nghiệp tăng từ 28,7% (2001) lên 41% (2005); ngành dịch vụ từ 44,06% (2001)

xuống còn 20,06% (2005). Ngành thủy sản – nông – lâm có xu hướng chuyển

dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp thuần túy, tăng hàm lượng

công nghiệp dịch vụ trong nội bộ sản xuất ngành, chuyển đổi cơ cấu theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả, rau sạch và tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Mức sống của người dân thành phố được tăng lên, GDP bình quân tăng từ

493 USD (2001) lên 950 USD (2005).

Bảng 2: một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội TP Đà Nẵng (2006-2008)

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 GDP (giá cố định) Tốc độ tăng trưởng Tỷ đồng % 6776,12 11,2 7545,443 13,2 GDP bình quân Tr. Đồng Cơ cấu GDP - Nông nghiệp

- Công nghiệp xây dựng

- Dịch vụ % 333,559 3248,366 3194,193 346,806 3543,741 3654,896

Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng.

Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, cùng với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của nước ta thách thức của việc hội nhập này ngày càng lớn và biến động giá làm cho nhịp độ phát triển bị chậm lại. Năm 2006 tốc độ tăng GDP

chỉ đạt 11,2%. Năm 2007, được sự chỉ đạo kịp thời của chính quyền, thành phố đả tập trung chỉ đạo, chủ động nắm bắt cơ hội, đề ra các giải pháp, chương

trình hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đưa kinh tế thành phố tăng trưởng trở lại ở mức 13,2%.

Riêng trong năm 2008, tác động của làm phát và khủng hoảng kinh tế đã

tác động không ít đến hoạt động kinh tế của thành phố. Tốc độ tăng trường

kinh tế bình quân đạt 11%.

3.2 Tình hình xã hội.

Đà nẵng trung tâm của khu vực Miền trung - Tây nguyên, là nơi tập trung các cơ quan nghiên cứu các cơ sở đào tạo của cả khu vực. trình độ dân trí và trình độ kỹ thuật nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với

trung bình của cả nước, lao động trình độ đại học chiếm khoảng 14,5%, lao động trình độ trung học chiếm 7,5%, công nhân kỹ thuật khoảng 25,1%. Tỷ lệ cơ cấu lao động giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp là 31,8% - 42,5% - 19,4%.

Thành phố đả hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS, hướng tới phổ cập THPT. Đến nay toàn thành phố không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn

mới giảm đáng kể.

Cơ sở hạ tầng: TP Đà Nẵng trong giai đoạn đầu tư mạnh cho cơ sở hạ

tầng phục vụ thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Hệ thống tài chính tín dụng: số lượng các ngân hàng và chi nhánh ngân

hàng đầu tư tại Đà Nẵng tương đối nhiều và đa dạng, bênh cạnh có còn có các công ty tài chính và quỷ hổ trợ phát triển cho các doanh nghiệp trong đầu tư.

Hệ thống thanh toán nhanh và tiện dụng.

Y tế, giáo dục cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương

và khu vực lân cận cả vế số lượng và chất lượng.

Về chính trị tương đối ổn định và đảm bảo trật tự an toàn cho nhân dân củng như môi trường đầu tư và phát triển của các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: " Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng " potx (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)