0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Gen mã hóa cystati nở thực vật và cây lạc

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT (Trang 28 -30 )

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân lập, biểu hiện gen cystatin ở nhiều loài cây trồng khác nhau.

Cystatin có nguồn gốc thực vật đƣợc phát hiện đầu tiên ở lúa gạo (Oryza sativa Japonica Group) là Oryzacystatin [22]. Abe và đtg (1987) đã phân lập đƣợc đoạn cDNA mã hoá cho oryzacystatin gồm có 598 cặp base. Gen quy định oryzacystatin phiên mã chuỗi mRNA dài 700 nucleotide, mã hóa cho 102 axit amin. Oryzacystatin có mối quan hệ về mặt cấu trúc và chức năng với cystatin lòng trắng trứng. Do không có liên kết disulfide, chuỗi pentapeptide đƣợc tạo thành vởi Gln-

Val-Val-Ala-Gly (gốc 71-61), khối lƣợng phân tử khoảng 11,5 kDa với 102 gốc axit

amin, nên oryzacystatin đƣợc xếp vào cystatin nhóm 1. Tuy nhiên, trình tự của oryzacystatin giống 30% so với cystatin họ 2, chúng chứa vùng bảo thủ Phe-Ala- Val (gốc thứ 29-31) và Pro-Trp-Met (gốc thứ 83-85), nên oryzacystatin cũng có thế xếp vào cystatin nhóm 2 [22].

Misaka và đtg (1996) đã phân lập thành công cDNA của gen mã hóa cystatin

từ cây đậu tƣơng (Glycine max). Đoạn cDNA này đƣợc công bố trên GenBank với

mã số BAA19608, có kích thƣớc 1175 nucleotide, mã hóa chuỗi polypeptide dài 245 axit amin [64].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CeCPI) từ thân cây khoai sọ (Colocasia esculenta). Đoạn cDNA này dài 1008 bp,

mã hóa chuỗi polypeptide dài 206 amino acid với kích thƣớc 29 kDa. Trình tự này chứa motif bảo thủ Gln-Val-Val-Ser-Gly của chất ức chế cysteine proteinase và trình tự tƣơng đồng LARFAV của phytocystatin. Tarocystatin thuộc nhóm 2 của phân họ cystatin thực vật [51].

Rodriguez và đtg (2007), phân lập thành công cDNA mã hóa cho cystatin (còn gọi là AhCPI) từ hạt non cây rau giền (Armanthus hypochondriacus). Đoạn

cDNA dài 1016 bp, khung đọc mở dài 741 nucleotide, mã hóa chuỗi polypeptide dài

247 axit amin. AhCPI bao gồm 1 peptide tín hiệu N-terminal, vùng Gly, motif PW

(Pro-Trp) có tính bảo thủ, trình tự LARFAV của phytocystatin và vị trí phản ứng

Gln-Val-Val-Ala-Gly. Trình tự axit amin đƣợc giả định của AhCPI có tính tƣơng

đồng với các cystatin ở các thực vật khác [44].

Chu Hoàng Mậu và đtg (2008) phân lập đƣợc gen cystatin ở cây đậu xanh

Vigna radiata L. Wilzek từ DNA hệ gen dài 1115 nucleotide, gồm 2 exon và 1 intron, đoạn mã hoá dài 267 nucleotit mã hoá chuỗi polipeptide dài 88 axit amin. Tác giả đã không tìm thấy đƣợc sự sai khác khi so sánh gen cystatin đậu xanh phân lập đƣợc với các trình tự công bố trên GenBank [12].

Gen cystatin cây lạc (Arachis hypogaea L.) đƣợc Yan và đtg (2004) phân lập

từ mRNA và công bố trên GenBank với mã số mã số AY722693 [58]. Năm 2009,

2011, Vũ Thị Thu Thủy và đtg đã phân lập thành công gen cystatin của giống lạc

L18 (GenBank, mã số FN811133) [61] và L23 (GenBank, mã số FR691053.1) [63]. Gen cystatin lạc có kích thƣớc 461 bp, gồm 2 exon và 1 intron, đoạn mã hóa dài 297 nucleotide, mã hóa cho phân tử protein dài 98 axit amin [21].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT (Trang 28 -30 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×