Nghệ thuật tạo tình huống

Một phần của tài liệu Tình yêu trong tiểu thuyết Tào Đình (Trang 50 - 59)

5. Bố cục khóa luận

2.3.1. Nghệ thuật tạo tình huống

Tào Đình đã xây dựng cho mình những tình huống truyện bất ngờ, lôi cuốn và thật khó nắm bắt. Tào Đình đã rất thành công trong việc tưởng tượng và đan dệt nên những tình huống gặp gỡ của các nhân vật, ngay cả bản thân mỗi nhân vật cũng đều có một sự huyền bí. Những tình huống vừa hiện thực vừa lãng mạn đã tạo nên sự li kì và hấp dẫn đối với cốt truyện. Với tiểu thuyết đầu tay mặc dù dung lượng của tác phẩm không dài nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận được rằng tác giả đã rất tâm huyết với “đứa con tinh thần của mình”. Một thiếu nữ mười sáu tuổi đáng thương đứng trước mặt một đám đàn ông lạ mặt nói rằng nghề của mình là làm “đĩ”. Nhưng rút cục cô ta chỉ là “một con đĩ không yêu nghề” bởi cô chỉ có một người khách làng chơi duy nhất đó là người mà cô yêu. Ai có thể ngờ người con gái yếu đuối đó lại đem chính hạnh phúc và lòng tự trọng của mình để đánh đổi lấy tương lai của người cô yêu. Người đàn ông bí ẩn khiến Hà Niệm Bân không chấp nhận người yêu mình nữa có ai ngờ rằng đó lại chính là sếp của anh ta.

Cũng với cốt truyện tưởng chừng như hoang đường nhưng lại là mấu chốt để tạo nên những bước ngoặt trong cuộc đời các nhân vật đó chính là câu chuyện về Kiếp trước em đã chôn cất cho anh. Lấy chuyện kiếp trước để biện hộ cho những việc xảy ra trong kiếp này, có phải người viết đang nhắc tới thuyết nhân quả . Tình yêu và sự hận thù của thế hệ trước đã khiến cho thế hệ sau phải trả giá, tình yêu mù quáng và sự ghen ghét, đố kị chính là nguyên nhân khiến bi kịch xảy ra với bốn nhân vật chính trong tác phẩm.

Li kỳ giống như truyện cổ tích giữa cuộc sống hiện đại đó là Yêu anh hơn cả tử thần. Cốt truyện ngay từ đầu khiến người ta cảm thấy hoang đường nhưng càng ngày càng bị nhấn chìm trong cái thế giới ấy, đôi lúc chúng ta có

cảm nhận hai nhân vật Mạc Ngôn Hy và Mễ Bối giống như hoàng tử và công chúa giữa thế kỉ XXI vậy. Nhưng chính sự hoang đường đã lí giải một kì tích đó chính là sự sống lại của Mạc Ngôn Hy và sự hóa thân thành cây đào của Mễ Bối ở cuối truyện.

Nhẹ nhàng không gây cấn nhưng lại hết sức bất ngờ đó là khi đọc

Hồng Hạnh thổn thức, bạn đọc ngay từ đầu chác không thể đoán được Đinh Tuấn Kiệt đẹp trai tài giỏi đã có vợ và vợ anh hơn anh đến mười sáu tuổi, càng không ai nghĩ ra được vì sao anh lại lấy vợ nhiều tuổi như vậy. Người đọc cũng rất bất ngờ khi Tiểu Nê xinh đẹp đáng yêu là vậy mà đã từng phản bội chồng.

Mỗi câu chuyện của Tào Đình đều tạo cho người đọc sự tò mò thích thú, mỗi câu chuyện là một sự bất ngờ khi mọi người ai cũng nghĩ câu chuyện sẽ kết thúc có hậu thì chính họ lại sửng sốt khi kết thúc tác phẩm thấm đẫm nước mắt. Tình yêu, tuổi trẻ và những cám dỗ của xã hội đã làm nên những câu chuyện tình cảm động lòng người phản ánh một mặt của xã hội hiện đại này. Khoảng trời nhỏ bé của mỗi câu chuyện sẽ chứa đựng đầy đủ những hỉ, nộ, ái, ố mà ai cũng sẽ đều gặp phải trong tình yêu của mình, soi mình vào đó bạn sẽ được tình yêu ru lòng yên bình trong cuộc sống đầy bất ngờ và biến động này.

Cách viết và dẫn dắt chuyện của người viết cũng rất đặc biệt khiến cho người đọc như đắm chìm trong cái thế giới cổ tích hư ảo ấy, nó làm cho người đọc có cảm giác đang được tận mắt chứng kiến cuộc đời của các nhân vật. Tiểu thuyết của Tào Đình thực sự khiến cho người đọc say mê bởi những cuộc tình thẫm nước mắt, những câu chuyện cảm động xung quanh cuộc sống, xung quanh tình yêu của con người với con người. Phải chăng đây là cách thanh lọc tâm hồn cho mỗi chúng ta khi cuộc sống thực tại ngày càng có quá nhiều những nỗi lo toan.

Vừa ngọt ngào lại vừa đắng cay và cảm giác lãng mạn lan tỏa trong lòng mỗi người khi chứng kiến những cảnh hợp tan trong những câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Tào Đình đã thi vị hóa đời sống tình cảm của con người trong trí tưởng tượng li kì, trong những ngôn từ đầy tinh tế và giàu cảm xúc từ đó tạo nên những tình huống hấp dẫn và những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Phải viết với sự say mê, nhập cuộc hết mình và toàn bộ tâm huyết thì tác giả của chúng ta mới có được những trang viết hay và gây ấn tượng cho độc giả đến vậy.

2.3.2. Môtíp nhân vật nữ “hồng nhan bạc mệnh”

Tiểu thuyết của Tào Đình lôi cuốn bạn đọc bởi những câu chuyện được đề cập trong mỗi tác phẩm đều là những câu chuyện mà chúng ta có thể bắt gặp ở trong cuộc sống hối hả bận rộn này. Trong các tác phẩm của mình, Tào Đình chủ động xây dựng hình tượng về những phụ nữ xinh đẹp có quá khứ không hạnh phúc. Họ dù bứt lên trong hiện tại để sống thì cuối cùng vẫn gặp lại hình ảnh cũ của mình trong quá khứ, như một sự bám đuổi quyết liệt, day dứt và điều đó khiến những câu chuyện luôn luôn kết thúc trong bi kịch. Chính điều này khiến những tác phẩm của Tào Đình có những chi tiết thực sự khiến cho người đọc cảm thấy đôi phần ngột ngạt, bí bức. Ngột ngạt mà vẫn đọc, đọc như tìm thấy được một phần mình trong đó.

Các nhân vật trong tiểu thuyết của Tào Đình họ yêu nhau, họ xa nhau, họ có những vướng mắc trong cuộc sống, họ có khoảnh khắc hạnh phúc, họ đến với nhau để rồi họ chia tay nhau vì những lý do thật sự không ai ngờ tới. Không ào ạt dồn dập, không đi theo một logic nào, tình cảm của họ cứ trôi một cách ngẫu hứng để rồi họ cảm thấy yêu nhau từ lúc nào không biết.

Có thể nói Việt Nam là một đất nước chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và độc giả Việt Nam cũng không còn xa lạ với những tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại và những cái tên như: Cố Mạn hay Tào

Đình bởi những tác phẩm của họ thu hút sự chú ý của bạn đọc không chỉ bởi nội dung hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống hiện tại mà nó còn bởi sự trẻ trung trong chính cách viết của họ. Đối với Tào Đình người chưa tròn ba mươi tuổi muốn thông qua những tác phẩm của mình để người đọc có cơ hội chứng kiến cách yêu và cách sống của một số thanh niên Trung Quốc thời mở cửa. Dám yêu, dám hận, dám hy sinh và cũng dám trả giá cho những gì mà mình làm những nhân vật mang những cá tính khác nhau, những mảnh đời khác nhau nhưng họ lại cùng gặp nhau ở một điểm đó là yêu hết mình. Tình yêu là một đề tài không hiếm trong thơ văn từ trước tới giờ song mỗi người một cách viết, cách thể hiện khác nhau và đối với Tào Đình mà nói thì trong các tác phẩm của cô tình yêu nó là một cái gì đó hết sức tự nhiên, tình yêu có thể giúp người ta sinh tồn, tin tưởng vào cuộc sống nhưng tình yêu cũng có thể làm người ta thay đổi hoàn toàn cách nghĩ và cách sống của mình.

Ngoài việc xây dựng thành công tính cách cho mỗi nhân vật thì cái mà tác giả chú ý tới chính là việc khắc họa ngoại hình của các nhân vật nữ trong mỗi câu chuyện. Mỗi người có một cách miêu tả riêng, mỗi người một diện mạo khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là họ đều rất đẹp, vẻ đẹp ấy có cái gì đó lung linh huyền ảo khiến cho người đọc có cảm giác khó có thể nắm bắt được, thậm chí người ta còn có cảm giác vẻ đẹp của những nhân vật có cái gì đó thật là thoát tục.

Với tác phẩm đầu tay của mình Tào Đình đã xây dựng hình ảnh nhân vật Hạ Âu thật hoàn mỹ, mặc dù luôn bị coi là “đĩ” nhưng ở nhân vật này “khuôn mặt luôn tràn đầy một nỗi thanh tân” đến kì lạ “Đôi mắt của cô quá đẹp, màu da trắng thấm từ trong ra ngoài mang một vẻ cuốn hút khó tưởng tượng nổi”[3 ,tr.12]. Đó là lúc Hạ Âu mới mười sáu tuổi, sau hai năm gặp lại Hà Niệm Bân đã không khỏi giật mình nhận ra một điều rằng “Tôi hiểu vì sao cô em mang tên Hạ Âu, khi cô ấy đứng dưới ánh mặt trời, nghiêng gương mặt

bị nắng chiếu hồng, đứng yên ở ấy, hoàn toàn giống như một làn gió thanh tân giữa trưa nồng” [3, tr.16]. Một người con gái mảnh mai, xinh đẹp là vậy nhưng số phận thật bất công với cô bởi cô không biết cha mình là ai, bởi mẹ của cô cũng làm nghề “đĩ”, bởi ngay từ nhỏ cô đã quá xinh đẹp để rồi trở thành miếng mồi cho những kẻ bao mẹ cô nhưng lại nhắm đến cô, thế rồi ông trời đã để cho cô gặp được người yêu thương và chấp nhận quá khứ của cô nhưng rồi lại bắt cô phải đau đớn rời xa người ấy. Hoặc như tiểu thư nhà họ Lâm trong Hồng Hạnh thổn thức, cô là một cô gái thông minh xinh đẹp, con nhà khá giả. Cùng với tuổi trẻ cô hội tụ đầy đủ những yếu tố để có một cuộc sông hoàn hảo nhưng cô lại đem lòng yêu Đinh Tuấn Kiệt một người đàn ông đã có gia đình.

Cũng như một bộ phim người đạo diễn luôn chọn cho mình giàn diễn viên xuất sắc nhất thì những cô gái xinh đẹp luôn xuất hiện trong những sáng tác của Tào Đình. Nhưng có một điều người đọc dễ dàng có thể nhận ra khi đọc tác phẩm của Tào Đình đó là các nhân vật dù có xinh đẹp và hoàn hảo đến bao nhiêu đi chăng nữa thì số phận của họ cũng thật đáng thương.

Mỗi cuốn sách đều mang một ý nghĩa riêng, một đạo lí riêng tác giả muốn qua những tác phẩm của mình đề cập tới một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội hiện nay đó là cuộc sống đang thay đổi nó có ảnh hưởng không nhỏ tới con người và những suy nghĩ của họ, càng ngày càng có nhiều những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống và dường như chúng ta những người ngoài cuộc khó có thể hiểu hết và thông cảm với họ được.

Chẳng hạn trên bìa cuốn sách Yêu anh hơn cả tử thần có viết “Một chàng trai hiền lành, tài năng trong một lần hiến máu nhân đạo không may bị nhiễm HIV. Những tưởng chàng không thể thoát khỏi căn bệnh thế kỉ quái ác ấy, nhưng nhờ tình yêu của một nàng tiên nữ giáng trần chàng đã được cứu sống. Tại sao chúng ta lại không tự tạo nên những câu chuyện cổ tích ấy, mà

lại trông chờ vào thần tiên? Tình người hoàn toàn có thể tạo nên những câu chuyện thần kì để cứu giúp những con người bất hạnh bị mắc phải căn bệnh quái ác HIV/AIDS”. Một lời cảnh tỉnh về thái độ sống thờ ơ của những con người trong xã hội với bộn bề công việc, cũng là hồi chuông lên án xã hội thành thị nơi mà con người đang chạy đua với thời gian không còn coi trọng những đạo lí truyền thống tốt đẹp trước kia nữa.

Một người con gái bị coi là một con đĩ thì liệu có thể có được hạnh phúc hay không? Một người phụ nữ đã phản bội chồng của mình có con với người khác có thể tha thứ được hay không? Nếu nhìn về một góc độ nào đó thì họ thật đáng lên án nhưng thật ra họ đều là những người phụ nữ đáng thương, cuộc đời của họ đã có quá nhiều đau khổ vì vậy tại sao khi họ đã thay đổi số phận vẫn không cho họ được hạnh phúc.

Một cách viết nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người đọc bởi nó có sự gần gũi giữa đời sống trong tác phẩm và cuộc sống hiện tại tất cả những điều đó đã tạo nên thành công cho những tác phẩm của Tào Đình.

KẾT LUẬN

Tình yêu, là chủ đề chính trong những tác phẩm của Tào Đình. Đây là một vấn đề không dễ thực hiện nhất là với thời đại ngày nay bởi nó đã được nhắc đến rất nhiều trong những áng văn chương từ trước tới nay tuy nhiên nếu nói đây là một đề tài cũ không có gì để khai thác thì hoàn toàn sai bởi tình yêu thời nào cũng luôn có sự vận động biến đổi và nó luôn thu hút được sự chú ý của các cây bút mọi thời đại. Và tình yêu mãi mãi là những nốt nhạc trầm bổng không thể thiếu được trong bản tình ca cuộc đời. Những tác phẩm của Tào Đình rất đặc biệt bởi nó có xuất xứ từ dòng “văn học mạng”, đây là một lối sáng tác mới và rất độc đáo nó không đi theo trình tự vốn có của một tác phẩm văn học bình thường mà nó đến với bạn đọc trước rồi sau đó mới được xuất bản thành sách. Mặc dù đây còn là một hình thức xuất bản khá mới mẻ nhưng không vì thế mà nó chịu lép vế bởi vói cuộc sống bận rộn hiện nay thì Internet là một cách truyền tin vô cùng nhanh và hiệu quả. Có lẽ cách làm mới mẻ và táo bạo của những nhà văn trẻ như Tào Đình chính là một trong những yếu tố làm nên thành công cho cô.

Đến với đề tài tình yêu mỗi người có một cách viết cách bày tỏ khác nhau và Tào Đình nhà văn trẻ người Trùng Khánh Trung Quốc đã chọn cho mình con đường đó là viết tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết Tào Đình viết ra luôn thu hút được sự chú ý của độc giả đặc biệt là các bạn trẻ, người ta say mê tìm và đọc những cuốn tiểu thuyết của cô để biết được thế hệ trẻ Trung Quốc hiện nay quan niệm như thế nào về tình yêu. Những câu chuyện tình được Tào Đình kể bằng một giọng văn nhẹ nhàng giàu hình ảnh, dạt dào cảm xúc, rất lãng mạn và cũng rất hiện đại. Cốt truyện được dựng lên bởi những tình huống đầy kịch tính với những sự việc diễn ra hàng ngày xung quanh các nhân vật và những suy nghĩ nội tâm của họ khiến cho người đọc có một cảm

giác rất gần gũi, như đang được tận mắt chứng kiến cảnh đời của các nhân vật vậy.

Tiểu thuyết của Tào Đình đã xây dựng được những nhân vật có đời sống nội tâm phong phú và hoàn hảo về ngoại hình nhưng lại có cuộc sống hết sức éo le. Những nhân vật với những mảnh đời bất hạnh đã làm nên những câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng không đưa đến một kết thúc có hậu để lại những luyến tiếc trong lòng người đọc. Cảm giác bất ngờ, lôi cuốn từ đầu đến cuối mỗi cuốn truyện khiến người đọc khó có thể nắm bắt được ý đồ của tác giả.

Mỗi cuốn sách chứa đựng biết bao tâm huyết, tình cảm và nó cũng phản ánh xã hội thành thị Trung Quốc hiện nay phải chăng thông qua những câu chuyện “tình yêu thời hiện đại” này tác giả muốn người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống về con người và những mảnh đời xung quanh mỗi chúng ta. Với những thành công đã và đang có của Tào Đình chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng và tin tưởng vào những bước tiến mới vững chắc hơn trong sự sáng tác của tác giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Ân Ba ( chủ biên), Trịnh Thu Lôi, Lê Hải Yến(2002), Văn học Trung Quốc, NXB Thế Giới, Hà Nội

2. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục.

3. Tào Đình (2007), Xin lỗi, em chỉ là con đĩ (Trang Hạ dịch), NXB Hội nhà văn, Hà Nội

4. Tào Đình (2008), Anh trai em gái (Nguyễn Thành Phước dịch), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Tào Đình (2008), Hồng Hạnh thổn thức (Nguyễn Thanh An dịch), NXB Văn Học, Hà Nội.

6. Tào Đình (2008), Thiên thần sa ngã (Thu Thủy dịch), NXB Văn học, Hà

Một phần của tài liệu Tình yêu trong tiểu thuyết Tào Đình (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)