Khát vọng về sự bất diệt và vĩnh cửu của tình yêu

Một phần của tài liệu Tình yêu trong tiểu thuyết Tào Đình (Trang 30 - 34)

5. Bố cục khóa luận

2.1.2.Khát vọng về sự bất diệt và vĩnh cửu của tình yêu

Tình yêu vốn là một đề tài mà chúng ta có thể gặp ở bất cứ nơi đâu chỉ cần ở đó có sự sống và trong tình yêu cái mà người ta luôn băn khoăn, trăn trở và kiếm tìm chính là sự vĩnh hằng của tình yêu. Một tình yêu trường tồn cùng thời gian và không gian chính là nững gì mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Đến với những cuốn tiểu thuyết của nhà văn trẻ Tào Đình chúng ta sẽ có dịp cùng tác giả đi khám phá những cuộc tình theo đúng nghĩa của nó.

Trong tiểu thuyết Yêu anh hơn cả tử thần với những yếu tố thần thoại huyền bí tưởng chừng sẽ có một kết cục có hậu cho hai nhân vật tiểu tiên nữ Mễ Bối và công tử nhà họ Mạc nhưng xem chừng đây là định mệnh không thể tránh khỏi của các nhân vật và cái chết của Mễ Bối là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Yêu anh hơn cả tử thần là một bản tình ca đúng nghĩa với tất cả những cung bậc cảm xúc, có ngọt ngào, có cay đắng tựa như hương vị của một thanh chocolate. Nhưng cái mà tác giả muốn chúng ta hướng đến chính là sự trường tồn của tình yêu. Nó không đơn thuần chỉ là tình yêu giữa nam và nữ mà nó còn tình yêu thương giữa con người và con người.

Trong câu chuyện này tác giả đã tạo ra một nhân vật thần bí, ngay từ khi mới xuất hiện “Sau khi tim đứa trẻ ngừng đập một giờ đồng hồ, đột nhiên bầu trời tối sầm lại trong nháy mắt. Nửa tiếng sau, phía chân trời một tia sáng lóe lên tiếp sau là một tiếng sấm vang trời. Mọi người chưa bao giờ nghe thấy tiếng sấm to như vậy. Tất cả đều không khỏi giật mình, lúc này trên trời chợt hiện ra một quầng ánh sáng màu hoa đào sáng lấp lanh, lượn lờ phía trên thành phố…Khi quầng sáng màu hồng kia nhập vào bé gái sơ sinh,

một giây sau, bé gái có trái tim ngừng đập được hơn một tiếng đồng hồ, bị tuyên bố là đã chết ấy, đột nhiên kêu toáng lên. Tiếng kêu rất lớn, rất van g tựa như tiếng chuông trong ngôi chùa cổ” [7, tr.10-11]. Chính sự thần bí này đã tạo nên một câu chuyện li kì giữa cuộc sống đầy những bụi bặm, tính toán. Tiểu Mễ Bối, một tiên nữ có trái tim nhân hậu một lòng một dạ muốn nếm thử xem nước mắt của loài người có vị như thế nào. Chính nàng cũng không biết được rằng vì nếm giọt nước mắt ấy mà cuộc đời nàng đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Xuống hạ giới nàng đã tìm được người mà nàng gọi là ân nhân từ kiếp trước nhưng khi đã nếm vị mặn chát của nước mắt loài người thì một tiên nữ như nàng cũng đã nảy sinh những tình cảm của người phàm trần và biểu hiện dầu tiên chính là việc nàng có thể chảy máu “Đầu gối trắng ngần của Mễ Bối bị mài vào tảng đá, máu liền chảy ra. Đầu gối chảy máu còn Mễ Bối thì cứ đứng ngẩn người ra nhìn từng giọt máu nhỏ tong tong xuống đất. Cơ thể con người thạt lạ, nóng đổ mồ hôi thì không sao còn chảy máu thì lại thấy đau” [7 ,tr.22]. Sau khi vào nhà họ Mạc và nhận ra Mạc Ngôn Hy chính là người mà bấy lâu nay nàng đi tìm thì nàng đã vui sướng biết bao, mặc dù không nói được nhưng Mễ Bối là một cô gái hết sức hiểu biết. Chuyện gì đến cũng đến khi cô nhận ra mình đang có tình cảm với công tử nhà họ Mạc thì cũng là lúc cô biết được căn bệnh hiểm nghèo của Ngôn Hy, mặc dù bị Cửu hoàng tử (vị hôn phu của cô trên tiên giới) tìm mọi cách để nhăn cản nhưng với tình yêu và sự quyết tâm, người con gái yếu đuối ấy đã làm nên kì tích khi nhiều lần liều mình cứu Mạc Ngôn Hy. Một lần trong lớp học khi Mễ Bối muốn nói với Mạc Ngôn Hy rằng: “Em yêu anh” thì một tiếng sấm lớn xé trời rơi xuống thẳng ngay bàn của Mễ Bối và Mạc Ngôn Hy, không cần suy nghĩ gì hết Mễ Bối đẩy Mạc Ngôn Hy ra và một mình lĩnh chọn làn sét đấy, sau lần ấy Mễ Bối phải đưa vào viện cấp cứu mới qua khỏi. Ở cuối tác phẩm khi Mạc Ngôn Hy từ bỏ cõi trần này thì Mễ Bối đã liều chết lấy trộm viên ngọc của

Ngọc Đế ngậm vào miệng và đem xuống trần gian để cứu người mình yêu cũng là ân nhân của cô rồi sau đó chính cô là người bị trừng phạt và phải ra đi mãi mãi.

Mặc dù kết thúc tác phẩm khiến người đọc đau lòng và rơi nước mắt nhưng tác giả lại đã đạt được dụng ý của mình khi truyền tải tới độc giả những suy nghĩ của mình. Một tình yêu trong thời hiện đại nhưng lại phảng phất dư vị cổ tích, chính những yếu tố thần linh ấy đã làm cho tác phẩm đặc sắc hơn. Tình yêu đã giúp cho các nhân vật có nghị lực để sống và vượt qua bệnh tật. Một tiểu tiên nữ chấp nhận sống kiếp con người hai mươi năm không thể nói một lời nào, một Mạc Ngôn Hy biết mình mang căn bệnh thế kỉ không thể qua khỏi nhưng chính tình yêu đã giúp họ vượt qua những đau khổ của bệnh tật, những khó khăn của cuộc sống. Ngay cả Cửu Hoàng Tử, con trai yêu của Ngọc Đế cũng vì tình yêu mà hết lần này đến lần khác vi phạm thiên quy để che trở cho người con gái mà mình yêu.

Chính những nhân vật không thể chết này đã tạo nên một thiên tình bất diệt như hình ảnh của cây đào cuối tác phẩm trong vườn nhà họ Mạc đang mơn mởn sức sống, có lẽ cây đào chính là hiện thân của người con gái ấy. Cây đào như minh chứng cho một tình yêu bất diệt giữa con người với con người, chỉ có tình cảm giữa con người với con người mới là đáng quý và trên

thế gian này cũng chỉ có tình yêu mới có thể trường tồn mãi mãi. Trong tác phẩm Xin lỗi em chỉ là con đĩ cũng là tình yêu đã giúp cho

các nhân vật xích lại gần nhau hơn, nếu như ban đầu Hà Niệm Bân còn băn khoăn về xuất xứ và công việc của Hạ Âu thì sau khi chứng kiến tình cảm cô dành cho mẹ cô và những cử chỉ âu yếm của cô khi bên cạnh mình thì chàng trai tự cho mình là một trí thức đầy triển vọng đã đem lòng yêu một con “đĩ” “Tôi bằng lòng cưới một con đĩ làm vợ nếu đó là em”. Mặc dù kết thúc câu chuyện là cái chết của Hạ Âu nhưng thực sự cái mà người đọc cảm nhận được

ở đây chính là tình yêu cô dành cho Hà Niệm Bân, một tình yêu chân thành, thậm chí khi phải hi sinh danh dự và nhân phẩm cô vẫn làm vì người cô yêu. Một sự hi sinh tưởng như mù quáng và cái giá phải trả là quá đắt nhưng chẳng có gì có thể đem đặt lên bàn cân để so sánh với tình yêu của cô dành cho người đàn ông của mình. “Tôi chỉ là một con đĩ” chính là câu nói mà Hạ Âu luôn dành để miêu tả về mình, thật đau xót biết bao khi sống bên người mình yêu và người đó lại yêu mình thật lòng nhưng mình lại không thể dành trọn cho người ấy. Và Hạ Âu chính là như vậy, cô yêu Niệm Bân sâu sắc nhưng cô luôn bị mặc cảm bởi quá khứ của mình, chính tình yêu đã cho cô sức mạnh để cô tiếp tục sống và nuôi dưỡng đứa con trai của mình. Đứa trẻ chính là tình yêu cô dành cho người mà cô yêu, cô đã hạnh phúc biết bao khi biết đứa trẻ đó là con của Hà Niệm Bân rồi cô muốn trở thành vợ của anh nhưng anh đã có người phụ nữ khác, cô không một lời oán trách bởi câu nói cuối cùng của anh với cô là “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ”. Chao ôi! Cái cuộc sống này giá như không có những bất công, nếu như không có những trò đùa trớ trêu của tạo hóa thì những người yêu nhau đã mãi mãi được ở bên nhau rồi.

Suốt mười năm sau ngày chia tay cô vẫn tiếp tục duy trì sống và nuôi dưỡng đứa trẻ kết quả tình yêu của cô và người đàn ông mà cô yêu nhất bởi cô tin vào tình yêu cô dành cho Hà Niệm Bân và bây giờ nó là tình yêu cô dành cho đứa con. Tình yêu đó không gì có thể giết chết được, sau bao gian khổ và hi sinh cuối cùng cô cũng được làm mẹ và đứa trẻ chính là niềm động viên, an ủi lớn nhất mà cô có được. Nhưng niềm vui bé nhỏ ấy cũng không được chọn vẹn, bất hạnh lại đổ lên đầu của người phụ nữ bé nhỏ và đáng thương này “Cô chịu án tử hình ở pháp trường, chết dưới súng. Cả đời sống trong nỗi đau, có thể chỉ cái chết mới là một sự giải thoát” [3, tr.138].

Một kết thúc đầy bi thương nhưng người đọc vẫn còn một niềm hi vọng nữa đó chính là Hi Hi, đứa trẻ ấy đang từng ngày từng ngày lớn lên với

đôi mắt đẹp giống hệt mẹ của nó. Đứa trẻ này chính là tình yêu bất diệt mà Hạ Âu dành cho Hà Niệm Bân, nó cũng chính là minh chứng cho một cuộc tình đầy nước mắt, một đứa trẻ đáng thương nhưng cũng chính là niềm hi vọng của người trong cuộc cũng như hi vọng của mỗi độc giả chúng ta vào những gì tốt đẹp nhất của cuộc sống này và coi như đó là chút an ủi dành cho người con gái đáng thương nằm dưới lớp đất kia.

Mặc dù trải qua những năm tháng khó khăn, bất hạnh nhưng tình yêu vẫn là thứ tồn tại vĩnh hằng sau những biến cố và thời gian. Tình yêu trong các tác phẩm được tác giả thể hiện theo một phong cách riêng, đó chính là sự đan xen giữa hiện thực và lãng mạn, bay bổng. Khi cận kề với cái chết, khi phải lựa chọn giữa tình yêu và sự hi sinh thì những nhân vật của Tào Đình luôn chọn cho mình sự hi sinh bởi họ tin rằng tình yêu của họ sẽ tồn tại mãi mãi, chỉ cần người mình yêu cảm thấy vui thì đó đã là một niềm hạnh phúc lớn lao. Vì vậy mà trong những tác phẩm của Tào Đình mặc dù khi kết thúc người đọc đều cảm thấy nuối tiếc cho các nhân vật tuy nhiên những câu chuyện tình ấy sẽ mãi lắng đọng trong lòng người đọc và người ta sẽ chẳng thể nào quên được hình ảnh của những cặp đôi “trai tài, gái sắc” nhưng lại không thể cùng nắm tay nhau đi đến cuối con đường tình yêu. Và có lẽ tình chỉ đẹp khi tình dang dở nên những bản tình ca của Tào Đình vẫn cứa mãi ngân vang. Qua những câu chuyện này cái mà tác giả hướng đến chính là sự bất diệt và vĩnh cửu của tình yêu và ở đâu trên trái đất này chỉ cần có con người thì nơi đó sẽ có tình yêu.

Một phần của tài liệu Tình yêu trong tiểu thuyết Tào Đình (Trang 30 - 34)