Cao tình yêu tự do

Một phần của tài liệu Tình yêu trong tiểu thuyết Tào Đình (Trang 25 - 30)

5. Bố cục khóa luận

2.1.1. cao tình yêu tự do

Nhà văn Pháp Marc Levy từng viết trong tác phẩm Mọi điều ta chưa nói: “Chỉ có con người và tình yêu mới là điều dẫn dắt thế giới này đi tiếp”.

Những tiểu thuyết của Tào Đình thu hút độc giả bởi nó đã đề cập đến những vấn đề mà đông đảo độc giả quan tâm hoặc có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày và có thể một lần nào đó người ta bắt gặp lại hình ảnh của chính mình trong những tác phẩm của cô. Quả thực trong cuộc sống đầy sôi động này con người bận rộn hơn và gần như không có thời gian để tìm hiểu những cuốn tiểu thuyết dày cộm với những triết lí ở trong đó, có thể vì vậy mà để độc giả tiếp cận với tác phẩm thông qua internet trước khi xuất bản thành sách, đây là một cách mạo hiểm nhưng nó đã đem lại thành công cho rất nhiều tác giả trẻ trong đó có Tào Đình. Dưới cái nhìn của hiện thực pha chút lãng mạn đã làm cho tác phẩm của Tào Đình đầy hấp dẫn, thú vị và thu hút độc giả.

Tào Đình đã tạo nên những trang tiểu thuyết, những câu chuyện cảm động về tình yêu và tình người trong cuộc sống hiện đại bằng cái nhìn mang đậm chất lãng mạn. Không giống như những nhà văn mạng hiện nay Tào Đình có một cách thể hiện tình yêu rất đặc biệt đó là sự đan xen giữa con tim và lí trí. Từ đó tác giả đã tạo cho tác phẩm của mình những màu sắc lãng mạn

pha chút siêu thực, dẫn dắt độc giả vào một thế giới lung linh huyền ảo, thế giới của những cảm xúc, của những con người trẻ tuổi dám yêu và dám hành động vì tình yêu. Tào Đình đến với văn chương như một sự tình cờ bởi tác phẩm đầu tay của cô được viết trên blog cá nhân ngay từ khi cô còn đang học đại học (năm 2004) và tác phẩm được hoàn thành trong vòng bốn ngày điều này đã tạo thêm niềm tin cho cô gái chưa tròn hai mươi tuổi tiếp tục sáng tác. Với sự hiểu biết của bản thân và những gì cuộc sống đem lại, bằng một văn phong nhẹ nhàng, dạt dào cảm xúc Tào Đình đã lần lượt cho ra đời những tác phẩm viết về tình yêu thương giữa con người với con người trong đó đặc biệt có tình yêu lứa đôi.

Nếu ai đó từng nói rằng tình yêu không có định nghĩa thì khi đến với những tác phẩm của Tào Đình chúng ta sẽ giải mã được cái điều mà lâu nay chúng ta vẫn hằng trăn trở. Tình yêu trong những câu chuyện của Tào Đình đều như là số phận, là định mệnh ràng buộc các nhân vật lại với nhau, mặc dù đi kèm với tình yêu là sự mất mát, khổ đau nhưng nổi lên vẫn là tình yêu sâu đậm của các nhân vật và dù hoàn cảnh có như thế nào thì họ cũng sẵn sàng hy sinh cho tình yêu của mình mà không hề có một lời oán trách. Điều làm nên những nét khác biệt trong tiểu thuyết của Tào Đình chính là hình ảnh của những con người trẻ tuổi dám suy nghĩ, dám hành động và quan trọng hơn là họ dám yêu và ở bên nhau.

Trong tiểu thuyết Phấn hoa lầu xanh có viết:

Thế nào gọi là tam tòng? – Vị giá tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Thế nào gọi là tứ đức? – Bốn đức tính cần có ở một người phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh [10, tr.22].

Mặc dù những phép tắc giáo điều này đã ăn sâu, bắt rễ vào trong tư tưởng của người Trung Quốc mấy nghìn năm nay rồi đâu phải nói bỏ là bỏ

được ngay nhưng những nhân vật như Hạ Âu, Hà Niệm Bân, Mễ Bối, Mạc Ngôn Hi, hay Mạt Mạt, Công Trị Hi đang gắng hết sức để thay đổi số mệnh, để yêu nhau và để được sống bên nhau.

Ví như lúc đầu Hà Niệm Bân từng quan niệm “Nếu em là một cô gái trinh, tôi sẽ lấy em làm vợ. Nhưng xin lỗi em chỉ là một con đĩ” thì sau này chính nhân vật này lại thừa nhận “Tôi bằng lòng cưới một con đĩ nếu đó là em”. “Đây là một cốt truyện khá ly kỳ và hấp dẫn, xoay quanh các xung đột giữa tình dục và tình yêu, tiền và đàn ông, quyền lực và sắc đẹp, tình mẫu tử và bi kịch của người phụ nữ. Một xã hội với đầy những tư tưởng từ thời phong kiến để lại nhưng những thanh niên sống trong xã hội ấy lại có một tình yêu vô cùng thoải mái và tự do, nó vượt qua những tư tưởng mà ở những thế kỷ trước khó có thể có được đó chính là điểm mới trong các câu chuyện của Tào Đình” [26].

Sự vô biên của tình yêu được nhà văn thể hiện qua nhưng tác phẩm li kỳ hấp dẫn và chứa đựng đầy cảm xúc. Mở đầu tác phẩm Xin lỗi em chỉ là con đĩ chúng ta được chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa Hà Niệm Bân và Hạ Âu tại một quán bar và khi đó Hạ Âu đã nói “Em có thể ngủ với ông”. Một cô gái mới chỉ có mười sáu tuổi tại sao có thể nói được câu nói như vậy. Là do “bản tính” của cô ta hay còn có nguyên nhân nào khác nữa. Đó chính là cách tác giả mở đầu một câu chuyện tình yêu hết sức cảm động.

Một cô gái sống bên cạnh người đàn ông bao cô, luôn phải chịu những đau khổ, dằn vặt nội tâm nhưng không ai biết rằng ẩn trong người con gái yếu đuối ấy là một nghị lực sống. Cô khao khát có được một cuộc sống bình yên như mọi người nhưng như Nguyễn Du đã nói thì “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, mười một tuổi cô đã bị cưỡng hiếp có thể nói số phận của cô mỏng manh như bông bồ công anh dễ dàng bị thổi tan trong gió vậy. Cho đến khi gặp Hà Niệm Bân cô như tìm lại được cuộc sống, tìm được

lí do để tiếp tục sinh tồn, chính tình yêu đã giúp cô có thể vượt qua tất cả, có lẽ cô đã bắt đầu mơ về một mái ấm gia đình. “Anh có biết vì sao sau anh em không tiếp khách không? Vì cách mà anh đối xử với em” [3, tr.98]. Không quan tâm tới xuất thân, không để ý tới gia cảnh họ đến với nhau, họ yêu nhau và ở bên nhau thậm chí sau này họ đã từng nghĩ sẽ kết hôn mặc dù vậy trong sâu thẳm suy nghĩ của mình họ luôn ý thức được mình là ai. Nhưng truyện của Tào Đình là vậy, nó luôn làm cho người đọc bất ngờ khi mạch câu chuyện đang diễn ra bình thường bỗng chuyển hướng sang hướng khác, một cái kết mà ít ai có thể nghĩ đến chính là cách kết thúc tác phẩm của Tào Đình.

Trong truyện Yêu anh hơn cả tử thần cũng chỉ vì muốn nếm thử xem nước mắt có mùi vị như thế nào mà tiểu tiên nữ Mễ Bối suýt mất mạng, vì muốn thử cảm giác làm người mà cô chấp nhận bị đầy xuống hạ giới hai mươi năm. Trong thời gian đó có biết bao chuyện đã xảy ra với Tiểu Bối: cô đã bị chảy máu như loài người, đã có người dạy cho cô biết cười, mặc dù không nói được nhưng cô là một cô gái thông minh, xinh đẹp và có trái tim vô cùng nhạy cảm. Mặc dù quãng thời gian sống trong nhà họ Mạc rất ngắn so với cuộc đời tiên nữ của cô nhưng có lẽ đây là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời cô. Ban đầu chỉ là ý nghĩ trả ơn cho ân nhân từ kiếp trước nhưng sau đó tình yêu đã nảy sinh nơi trái tim bé nhỏ của cô. Từ ngày có người nói với cô “Con gái chỉ cần hơi mỉm cười là được, môi phải hướng lên trên một chút. Tốt nhất là để lộ ra hai cái răng cửa, mắt phải ánh bừng lên nhìn đối phương” [7, tr.51] thì nụ cười thường xuyên nở trên môi của cô. Rồi những ngày tháng tuy ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa, nó khác xa so với cuộc sống mất tự do trước đây của cô trên thiên đình. Giờ đây cô cũng giống như bao người khác có vui, có buồn, biết bày tỏ cảm xúc và quan trọng là cô biết yêu. Tình yêu cô dành cho Mạc Ngôn Hy vô cùng trong sáng và thuần khiết, khi biết Mạc ngôn Hy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo người con gái đáng

thương biết được rằng chỉ có cô mới có thể cứu sống anh. Không cần làm con dâu của Ngọc Hoàng để sống một cuộc sống đời đời, kiếp kiếp trên tiên giới bởi cái mà cô muốn là có thể tự do bên người mà cô yêu, dù có trải qua sinh lão bệnh tử thì cô cũng cam lòng. Mặc dù cuối câu chuyện Mễ Bối cứu sống được người mà cô yêu thương nhưng cô lại vĩnh viễn phải sống dưới hình dáng của một cây đào trong vườn nhà họ Mạc. Cô thà mất tất cả để ở bên Mạc Ngôn Hy, ơ bên người mà cô yêu chứ không muốn quay lại cuộc sống như trước kia nữa.

Trong tiểu thuyết Hồng Hạnh thổn thức, Tào Đình đã dùng ngòi bút để vẽ nên một bức tranh thật cảm động về tình yêu giữa con người với con người. Lý Gia Nam từ tình thương và hi vọng mà trở thành tình yêu và rồi từ tình yêu ấy có biết bao điều đã xảy ra. Đinh Tuấn Kiệt là một chàng trai trẻ tuổi có tài, lấy người vợ hơn mình mười sáu tuổi bởi tình yêu xuất phát từ sự biết ơn và lòng kính trọng. Lâm Tiểu Nê, một cô gái xinh đẹp trẻ trung, đem lòng yêu say đắm một người đã có vợ. Nhưng tất cả những điều này đều có chung một điểm mấu chốt đó là tình yêu. Trong câu chuyện này lãng mạn nhất phải kể đến đó là những ngày tháng ở chốn thảo nguyên Lhasa. Chính cái nơi hoang sơ này lại đem lại những cảm giác thật đặc biệt cho con người, đến Lhasa thì tất cả đã trở nên hết sức xa xôi và hình như chỉ còn lại Tiểu Nê và Tuấn Kiệt. Ở nơi này hai người đã có những khoảng thời gian thật hạnh phúc bên nhau. Có thể xét ở góc độ đạo đức thì đây là hành động ngoại tình đáng phải lên án nhưng ở một góc độ nào đó mà nói thì tình yêu vốn không có ranh giới rõ ràng và tình yêu là hoàn toàn vô tội. “Tình yêu dành cho Tiểu Nê và sự áy náy vì mắc lỗi với vợ luôn giằng xé tâm can anh (…). Đối diện với khuôn mặt trẻ đẹp lại luôn thể hiện câu nói chân thành “Em yêu anh” của Tiểu Nê, Đinh Tuấn Kiệt gần như buộc phải giơ tay đầu hàng thần tình ái”

Như vậy, tình yêu vốn là một từ khó có thể đưa ra định nghĩa chính xác được tuy vậy khát vọng về một tình yêu tự do, không có rào cản, không có những hoàn cảnh éo le ràng buộc luôn là khát vọng và ước mơ của tất cả mọi người, đặc biệt nó còn có ở trong mỗi nhân vật của Tào Đình.

Một phần của tài liệu Tình yêu trong tiểu thuyết Tào Đình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)