Tâm lý con người

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý tiền từ thiện đối với các tổ chức tự phát (Trang 34 - 36)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.4.1. Tâm lý con người

Các tổ chức từ thiện tự phát không thể hình thành nếu thiếu yếu tố con người và đặc biệt yếu tố tâm lý của mọi người khi từ thiện cho các tổ chức này. Như đ tìm hiểu ở trên các tổ chức từ thiện tự phát là các tổ chức n m ngoài những quy định cụ thể của pháp luật, có thể hiểu r ng các tổ chức này sẽ được thành lập khi có những trường hợp thiên tai, hoạn nạn hay một tổ chức nào tự đứng ra để kêu gọi từ thiện cho những người gặp khó khăn. Với bản tính của người Việt là dễ thương người, miễn là có thể san sẻ điều gì đó tốt đ p cho

người khó khăn hơn, người Việt sẵn sàng làm. Vì thế, tâm lý con người tác động rất lớn đến việc từ thiện nói chung và từ thiện cho các tổ chức tự phát nói riêng.

Việc tôn trọng chính sách pháp luật, các quy định của pháp luật và quan trọng nhất là sự hiểu biết về pháp luật về tổ chức từ thiện nói riêng. Việc từ thiện không dừng ở việc trao 1 món quà mà còn là trao đúng người, đúng lúc và đúng thứ mà những người nghèo, người khó khăn cần và sự am hiểu về pháp luật để tránh những trường hợp các tổ chức hay cá nhân trục lợi trên chính số tiền từ thiện, mượn danh từ thiện để đánh bóng bản thân, lấy lòng công chúng vì mục đích cá nhân. Việc từ thiện cho các tổ chức tự phát bắt nguồn về quan niệm của người dân về từ thiên có những cái nhiều khác nhau và chủ yếu là họ chưa thực sự hiểu rõ về bản chất của từ thiện và thực sự cũng không hiểu hậu quả của việc từ thiện sai người và không đúng mục đích cần giúp đỡ.

Theo một bài nghiên cứu về nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện thì hầu hết từ thiện thường được hiểu là “ hoạt động từ thiện theo ngh a h p, hay là “lá lành đùm lá rách”. Các hình thức đóng góp từ thiện khác, như đóng góp từ thiện để xây dựng các công trình công cộng hay hiến máu nhân đạo, cũng đôi khi được nhắc tới, nhưng chúng không phải là cách hiểu về từ thiện. Trong các cuộc phỏng vấn, các hoạt động mang tính “phát triển” như bảo vệ quyền con người, khuyến học, chống tham nhũng hoặc bảo vệ môi trường rất ít khi được nhắc đến. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi người dân thường quan tâm hơn đến những hoàn cảnh khó khăn cạnh mình, hoặc nhu cầu được trợ giúp khẩn cấp, nhất thời hơn là những vấn đề mang tính “v mô”, “xa xôi” hoặc không thấy kết quả ngay lập tức. Hơn nữa, nhiều người cho r ng chống tham nhũng hoặc cải thiện chất lượng giáo dục, y tế là công việc của nhà nước.” . Như vậy có thể thấy được r ng các tổ chức từ thiện tự phát mang bản chất là những cuộc từ thiện khẩn cấp, không mang tính lâu dài và chiến lược, tuy nhiên nó lại thoả m n nhu cầu từ thiện của nhiều người, vì mang tính chất nhân đạo, khẩn cấp nên nhiều người tham gia vào các tổ chức từ thiện tự phát hơn là tham gia vào các quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý tiền từ thiện đối với các tổ chức tự phát (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)