Trên địa bàn Hưng Yên, công nghệ nuôi cấy mô được ngành KHCN triển khai nghiên cứu, ứng dụng thành công từ nhiều năm nay và đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định Đặc biệt là ứng

Một phần của tài liệu So 7-2019 ok sua 21-7 (Trang 30 - 31)

dụng thành công từ nhiều năm nay và đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất cây giống chất lượng, có khả năng kháng bệnh cao, tạo bước đột phá, thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển như: chuối, khoai tây, hoa đồng tiền, hoa lan, hoa ly ly, hoa cúc... ưu điểm của công nghệ nuôi cấy mô là khả năng nhân nhanh với số lượng lớn, giúp tăng năng suất và hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất đến 50%. 

Tỉnh Hưng Yên đang phát triển, mở rộng vùng cây ăn quả chủ lực theo tiêu chuẩn Viet GAP, nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, tăng nhanh hiệu quả, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 đơn vị sản xuất cây ăn quả nhãn, vải, cây có múi hình thành vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung ở các huyện Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, thành phố Hưng Yên. Trong đó, tổng diện tích đã được cấp chứng nhận là hơn 200 ha, diện tích đang triển khai để cấp chứng nhận là gần 150 ha. Với cây nhãn, có 2 hợp tác xã (HTX) và 1 tổ hợp tác đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP là: HTX nhãn lồng Nễ Châu (thành phố Hưng Yên) và HTX nhãn Miền Thiết (Khoái Châu), mỗi đơn vị hơn 20 ha; tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ nhãn

lồng Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) với 45 ha. Các đơn vị này cũng đang tiếp tục hoàn thiện thêm hơn 100 ha nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhãn lồng trên thị trường.

Với vùng sản xuất cam có 5 HTX và 1 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận trên diện tích hơn 80 ha gồm: HTX sản xuất và tiêu thụ cam Quảng Châu, HTX sản xuất rau quả dịch vụ thương mại xã Đồng Thanh, HTX dịch vụ thương mại nông sản hữu cơ Hồng Tiến, HTX nông nghiệp Đức Vinh, HTX nông sản Phú Quý và Công ty TNHH Đầu tư và phát triển TTM

Farm. Vùng sản xuất vải lai chín sớm ở huyện Phù Cừ có 2 HTX với 60 ha có sản phẩm đã đạt chuẩn VietGAP gồm: HTX nông nghiệp Thắng Lợi (xã Tam Đa) và HTX

nông nghiệp Quyết Tiến (xã Phan Sào Nam). Từ nhiều năm nay, các cơ sở này đã thâm canh cây vải lai chín sớm bằng phương pháp hữu cơ, cho ra sản phẩm chất lượng tốt, chiếm lĩnh thị trường.

Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở Nông nhiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên cho biết, từ nay đến năm 2020 sẽ tổ chức cấp giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu So 7-2019 ok sua 21-7 (Trang 30 - 31)