11. Bánh tựa; 12 Nhánh dưới của cơ cấu hình bình hành.
3.2.1. Khái niệm chung
3.2.1.1. Các phương pháp trừ sâu bệnh
Hiện nay có nhiều biện pháp để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại như: phun thuốc bột hoặc thuốc nước. khử trùng hạt giống, bơm thuốc vào đất và phun mù.
* Phun thuốc' nước: thuốc hoá học được hoà với nước theo một tỷ lệ nhất
định để có dung dịch thuốc với nồng độ quy định cho mỗi loại thuốc sau đó dùng máy phun thành bụi sương, phủ lên cây trồng một lớp thuốc mỏng. Chi phí chất lỏng cho phương pháp phun thuốc này nằm trong khoảng 25 - 3000/ha. Máy sẽ
phun được một hay nhiều loại thuốc phối hợp tuỳ theo yêu cầu diệt sâu bệnh. Dùng máy phun thuốc nước sẽ tiết kiệm hoá chất và đảm bảo vệ sinh cho người sử
đụng nhưng kết cấu nặng nề, cồng kềnh, tốn nhiều năng lượng cho quá trình phun, thuốc khó vào kẽ lá, kẽ cây nên khó diệt được hoàn toàn sâu bệnh, độ bền của thuốc không cao.
* Máy phun thuốc bột: chất hoá học ở dạng bột được phun thành bụi bám vào bề mặt của cây trồng một lớp thuốc rất mỏng. Quá trình phun nhẹ nhàng hơn phun thuốc nước, chi phí năng lượng thấp hơn, công chuyên chở thấp hơn tuy nhiên phương pháp này tốn thuốc hơn (hao phí thuốc tăng cao gấp 4 - 6 lần). không làm phun được khi có gió mạnh, bẩn, mất vệ sinh. Để cho thuốc bám vào mặt cây tốt và giữ được lâu người ta phun bột ẩm nghĩa là phun thuốc bột kết hợp với thuốc nước hoặc dầu mỏ. Trong trường hợp này chi phí chất lỏng chiếm khoảng 25 - 100% khối lượng chất hoá học khô nhờ thế mà có thể tiết kiệm được từ 40 - 50% chất hoá học.
* Phương pháp phun mù: phun dung dịch ở dạng sương mù đọng lại trên cây trồng, tường nhà, trại chăn nuôi... Phương pháp này có Ưu điểm là chất lượng làm việc cao, năng suất lớn, chi phí lao động ít. Để giảm tốc độ bốc hơi người ta thường phun kèm với các loại dầu hoả có nhiệt độ đôi cao như dầu điêzen, dầu sông... Mức chi phí dung dịch lúc phun ngoài đồng 5 - 10/ha, lúc phun trong vườn là 8 - 25/ha. Phương pháp này sử dụng máy phát tạo nên luồng sương mù nhân tạo bằng cách sử dụng luồng khí nóng chuyển động với vận tốc lớn.
* Bơm khí độc hoặc hun khói độc: phương pháp này sử dụng hơi độc hoặc đốt các chất độc tẩy trùng các kho chứa, nếu diệt sâu ở trên cây phải dùng chụp để
chụp kín cây trồng. Ngoài ra người ta cũng có thể tiêm các chất lỏng độc dễ bay hơi xuống đất xung quanh gốc cây cho thuốc bốc hơi diệt sâu trong đất.
* Khử trùng hại giống: có thể chủ động trừ mầm mống sâu bệnh, nấm bệnh của hạt giống bằng các phương pháp khác nhau như trộn thuốc bột vào hạt giống, ngâm hạt giống trong dung dịch thuốc hoặc phun thuốc thành nhiều tia nhỏ qua lớp hạt giống.
* Vãi bả độc: bả độc được chế bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như
khô dầu, vỏ hạt bông, cám, cỏ khô và những thân cây tươi, đem trộn với thuốc bột rồi rải trên đồng ruộng, xung quanh gốc cây để trừ các loại sâu bọ, chồn chuột... Tuy nhiên khi dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh thì cũng sẽ hại chết các loại côn trùng có ích và dư lượng thuốc có thể ảnh hương đến sức khoẻ cửa người: nên hiện nay người ta thường dùng các loại thuốc vi sinh vật để trừ những côn trùng có hại.
Thuốc phòng trừ sâu bệnh có nhiều loại khác nhau như thuốc tác dụng qua da, tác dụng qua đường ruột, thuốc tác dụng hỗn hợp và thuốc trừ nấm bệnh.
a. Chọn thời điểm phun thuốc
- Cần phun thuốc vào thời điểm thích hợp nhất để tác dụng của thuốc mạnh nhất, không phun thuốc khi cây đang ra hoa vì làm hư hỏng hoa và làm các côn trùng có lợi cho quá trình thụ phấn bị chết dẫn đến việc thụ phấn không hoàn hảo.
- Cần chọn thời điểm phun thích hợp trong ngày, tránh phun vào thời điểm nắng nóng hoặc trước khi trời mưa hoặc khi có sương với loại thuốc nước để dẫn
đến khả năng tăng hay giảm nồng độ thuốc. Với thuốc bột thì tránh phun khi trời có gió, nên phun khi trên lá cây có sương để thuốc bám được tốt hơn.
b. Các quy tắc an toàn lao động:
Phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của thiết bị trước khi sử dụng.
- Khi phun thuốc nước thì cần phải lọc kỹ trước khi nạp vào bình để tránh hư
hỏng máy khi đang làm việc. Khi pha chế thuốc và nạp thuốc vào bình cần tránh xa nguồn nước và phải ngồi hoặc đứng trên hướng gió.
- Người phun thuốc phải được tập huấn kỹ thuật. về quy trình sử dụng, kỹ
thuật an toàn lao động, hiểu được tính năng của loại thuốc phun.
- Không cho phép phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 16 tuổi đi phun thuốc.
- Người phun thuốc phải có đáy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như kính, mũ, quần áo, găng tay ủng và mặt nạ phòng độc. Sau khi phun thuốc xong phải thay ra ngay tắm rửa kỹ trước khi làm việc khác.
- Không ăn uống, nói chuyện hút thuốc khi làm việc tại khu vực phun thuốc. - Phải cắm biển báo để cấm người và gia súc vào khu vực phun thuốc trong khoảng thời gian quy định với mỗi loại thuốc.
- Khi phun phải di chuyển ngang và ngược với hướng gió để tránh thuốc tạt vào người.
- Phải chấm dứt phun thuốc trước thời vụ thu hoạch đúng thời gian quy định
để tránh gây ngộđộc cho người và gia súc.
Nếu phun thuốc bội phải mang thuốc ra ruộng rồi mới nạp vào máy để tránh lắng thuốc khi di chuyển.
- Khi phun thuốc nếu thấy luồng thuốc phun ra không đều, bị ngắt quãng thì phải ngừng phun để kiểm tra máy, khi phun thuốc phải di chuyển với tốc độ đều, giữ khoảng cách từ vòi phun đến cây trồng đều đểđảm bảo nồng độ thuốc phun.
- Sau khi phun xong phải đổ thuốc thừa và gom dụng cụ chứa thuốc vào nơi quy định (chôn sâu tối thiểu 25cm). Rửa sạch cả bên trong và phía ngoài bình chứa thuốc trưa bên trong bình bằng cách phun nước sạch trong một thời gian nhất
định), bôi dầu mỡ vào những nơi cần hảo dưỡng, cất máy vào nơi quy định.
- Kho chứa thuốc phải đặt biệt lập cách xa khu có người ở, cách xa chuồng trại chăn nuôi, xa kho chứa lương thực thực phẩm.