Máy phay đất cỡ nhỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ khí nông nghiệp: Máy nông nghiệp ppt (Trang 26 - 28)

1.5.3.1. Cấu tạo

Máy phay đất là công cụ làm đất thích hợp với vùng đất nhẹ, đất mầu và phù sa ven sông. Máy phay đất liên kết với máy kéo BS- 12, DF- 12, DF- 12L (Đông phong- 1) và GN-91, GN- 111 (Cao Phong 12) được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp (hình 4.20).

Máy phay đất liên kết với máy kéo 6-8 mã lực do một số nhà máy cơ khí trong nước sản xuất. Máy phay đất gồm có các bộ phận sau:

- Hộp số phay liên kết với bích sau hộp số máy kéo nhờ 4 bu lông. Loại phay

đất do nhà máy cơ khí Hà Tây sản xuất (Công ty máy kéo và máy nông nghiệp) và của nhà máy cơ khí Thường Châu (Trung Quốc). DF-12 TDF-12L) có 2 số truyền. Còn loại phay đất do nhà máy cơ khí Quảng Tây (Trung Quốc) có 4 số truyền. - Hộp dẫn động kiểu xích kép truyền chuyển động từ trục hộp sốđến trục phay. - Trục phay và lưỡi phay: Trên trục phay có giá để lắp lưỡi phay. Lưỡi phay có 2 loại:

loại xoắn và loại cong. Lưỡi xoắn thích hợp với đất ruộng nước có nền, đất có độ ẩm cao. Lưỡi cong thích hợp với đất khô, đất cứng. Lưỡi phay xoắn của máy BS- 12 và Đông Phong 12 (DF- 12) có 18 chiếc (9 chiếc "phải", 9 chiếc "trái"), của máy Cao Phong 12 (GN - 91) có 16 chiếc (8 chiếc phải", 8 chiếc "trái"). Khung phay và vỏ bao ngoài phay để bảo vệ các bộ phận làm việc và an toàn cho người vận hành máy.

- Bánh hạn chế nông sâu và ghế ngồi (hình 4.20).

1.5.3.2. Sử dụng máy phay đất

* Các bước kiểm tra kể thuật đối với máy phay đất

Bước 1. Kiểm tra trước khi làm việc: phải kiểm tra sựđầy đủ dầu bôi trơn ở

hộp số và hộp dẫn động phay. Phay ở vị trí thăng bằng, lưỡi tỳ lên mặt nền. Nới lỏng bu lông thăm dầu hộp dẫn động 2 và bu lông thăm dầu ở hộp số 2. Nếu thấy dầu chảy ra ít nhu vậy là dầu bôi trơn không đủ. Phải nạp thêm dầu vào hộp dẫn

động và hộp số. Sau đó siết chặt các chi tiết trên.

- Đặt tay gài phay ở số (0) - vị trí phay không làm việc. Dùng tay để quay trục phay nhằm kiểm tra độ căng của xích đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chưa.

- Hướng dẫn điều chỉnh độ căng của xích phay: trục phay quay đều, êm, không có hiện tượng lúc nặng lúc nhẹ, không nghe thấy va đập ở hộp xích như vậy là xích và bánh răng ở tình trạng kỹ thuật tốt. Nếu quay trục phay thấy có hiện tượng "hẫng" và có tiếng va đập giữa xích với hộp phay, hoặc giữa xích với bánh răng cần phải chỉnh lại xích cho đúng kỹ thuật (do xích bị chùng), cách kiểm tra tương tự như kiểm tra xích xe đạp với áp và vành đĩa. Sau khi điều chỉnh xong phải kiểm tra lại cho đến khi quay đều tay và thấy êm, không có hiện tượng va

đập) hoặc giật cục.

- Kiểm tra sự liên kết giữa phay với máy kéo các cụm chi tiết của phay, lưỡi phay với giá bắt lưỡi phay. Nếu có hiện tượng không bình thường, không đảm bảo kỹ thuật phải sửa chữa ngay. Chỉ cho phép phay làm việc khi máy ở tình trạng vững chắc, ổn định.

Bước 2. Kiểm tra phay ở chế độ chạy không tải (chạy không). Phay được kê vững chắc các lười phay cách mặt nền

10cm. Cho máy kéo làm việc ở số vòng quay thấp (600-800 v/ph). Cho phay làm việc ở chếđộ chạy không, quan sát toàn bộ phay và lắng nghe tiếng gõ (va

đập và rung động) chú ý hộp số, hộp dẫn động và sự làm việc của trục phay. Nếu thấy phay làm việc bình thường, tăng dần số vòng quay của động cơ

máy kéo nghĩa là đưa máy phay đất về

chế độ làm việc gần với thực tế. Yêu cầu phay rung đều trục phay quay ổn

định, không có tiếng va đập tại hộp dẫn động và hộp số. Nếu nghe thấy tiếng va

truyền động từ máy kéo đến hộp số) xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp kỹ thuật để loại trừ những hiện tượng hư hỏng.

Căn cứ vào yêu cầu nông học đối với cây trồng mà bố trí lắp lưỡi phay cho phù hợp. Có 3 cách lắp lưỡi phay xoắn. Trong sử dụng, tuỳ theo yêu cầu canh tác và điều kiện đồng ruộng mà lựa chọn tốc độ của máy kéo và tốc độ của trục phay cho phù hợp (tốc độ máy kéo càng nhỏ, số vòng quay trục phay càng lớn thì đất

được phay càng tơi xốp). * Chú ý khi sử dụng.

- Sau một vụ làm đất khô (khoảng 20-30 mẫu) cần kiểm tra sựăn khớp giữa xích và cặp bánh răng tại hộp dẫn động. Khi làm việc nghe tiếng va đập kim loại giữa xích với vỏ hộp xích, tiếng va đập giật mạnh ở vùng trên và dưới hộp xích phải ngừng máy, xả hết dầu ở hộp dẫn động, tháo vỏ hộp che xích để kiểm tra vết

ăn khớp giữa xích và cặp bánh răng. Nếu thấy mòn phải thay ngay. Biểu hiện của sự hao mòn là xích khi trùng khi căng, xích không "ôm" khít răng của bánh răng, xích "trèo" lên đỉnh răng v.v…

- Quan sát phay khi làm việc nếu thấy có hiện tượng phay bị giật, rung không

đều, hoặc phay lúc bên phải bị nâng lên, lúc bên trái bị nâng lên chứng tỏ việc lắp lưỡi phay có sai sót. Có thể là các lưỡi phay không nằm trên một chiều xoắn, nghĩa là có lưỡi phay đã lắp ngược chiều quay. Phải đổi lại chiều lắp lưỡi phay.

- Khi phay trên ruộng đất pha cát, đất có độ ẩm cao (mặt đất ướt, hoặc ruộng se mặt nhưng đất khi nắm chặt trong tay bị biến dạng phay ở ruộng nước cần phải lắp thêm bánh bám hoặc thay bánh lốp của máy kéo bằng bánh bám để tăng độ

bám và cho máy làm việc ổn định không bị trượt). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. HỆ THỐNG MÁY GIEO, TRỒNG, CẤY

2.1. Máy gieo hạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ khí nông nghiệp: Máy nông nghiệp ppt (Trang 26 - 28)