Khả năng sinh trưởng hình tháicây

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 44 - 50)

Các đợt lộc sẽ tạo nên khung tán của cây. Bởi vậy song song với sự sinh trưởng của các đợt lộc thì kích thước hình thái cây cũng được tăng lên. Tuy nhiên, hằng năm khi nhiệt độ môi trường sống thay đổi thì sức sinh trưởng của cây cũng thay đổi theo, nên ngoài việc đánh giá sức sinh trưởng chúng tôi còn theo dõi động thái tăng trưởng qua từng tháng. Khả năng tăng trưởng hình thái cây được đánh giá thong qua các chỉ tiêu: chiều cao cây, đường kính tán cây và đường kính gốc cây.

4.2.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của cây,mức độ tăng trưởng chiều cao cây của giống phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. nhưng. Tuy

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2017 chiều cao cây của các giống bưởi diễn biến như số liệu ở bảng 4.3.

Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống bưởi

Chỉ tiêu Giống Diễn (đ/c) Da Xanh Trung Quốc P0 LSD.05 Cv% 400 350 300 250 200 150 100 50 0 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Qua bảng 4.7 cho ta thấy chiều cao cây của các giống bưởi đều tăng dần theo thời gian.Nhìn chung từ tháng 6 đến tháng 10 các cây bưởi đều cao rất nhanh, sau đó chậm dần về cuối năm, vì lộc Thu đã thành thục và nhiệt độ giảm dần. Về cuối năm, nhiệt độ trung binh tháng 12 là 17,20C, có nhiều ngày nhiệt độ dưới 100C, vì vậy cây ngừng ra lộc và ngừng tăng trưởng chiều cao.

Sau 7 tháng theo dõi chiều cao cây của các giống bưởi tăng thêm từ 56,3 cm đến 70,4 cm, trong đó bưởi Da Xanh và bưởi Trung Quốc tăng nhanh hơn cả, bưởi Diễn tăng chậm hơn (tăng 56,3cm). Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác này không có ý nghĩa.

4.2.2.2. Động thái tăng trưởng đường kính tán

Đường kính tán cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sức sinh trưởng của cây, vì tán cây phát triển là kết quả của sức sinh trưởng của các đợt lộc, bên cạnh đó đường kính tán cây còn tỷ lệ thuận với tuổi cây và có liên quan chặt chẽ đến năng suất của cây, đồng thời đường kính tán còn làm cơ sở để ta xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Trong vòng đời của cây thì thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ cây sinh trưởng nhanh và lộc lá sinh trưởng mạnh nhất nên đường kính tán cũng tăng mạnh nhất vì vậy cắt tỉa tạo hình cho cây có dạng tán mong muốn là vô cùng quan trọng để đạt năng suất cao sau này.

Song song với việc tăng trưởng chiều cao cây thì đường kính tán cây cũng được tăng lên rất nhanh. Theo dõi về chỉ tiêu này chúng tôi có bảng số liệu 4.8.

Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống bưởi

Trung Quốc P0 LSD.05 Cv% 300 250 200 150 100 50 0 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Hình 4.2. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống bưởi nghiên cứu

Trong thời gian chiều cao cây tăng nhanh thì đường kính tán cây cũng liên tục tăng và tăng nhanh từ tháng 6 đến tháng 10, sau đó chậm dần và ngừng tăng ở tháng 12.

Số liệu bảng 4.8 cho thấy: trong thời gian theo dõi tăng trưởng đường kính tán cây (từ tháng 6 đến tháng 12) khả năng tăng trưởng của đường kính

tán cây của các giống tăng từ 52,3cm đến 62,9cm. Trong đóđường kính tán của giống bưởi Trung Quốc tăng chậm nhất từ 216,0cm lên 268,3cm (chỉ tăng được 52,3 cm), tiếp đến là giống bưởi Diễn tăng từ 210,9 cm lên 265,1 cm (tăng được 54,2 cm). Đường kính tán của giống bưởi Da Xanh tăng nhanh hơn từ 219,5 cm lên 282,4 cm (tăng được 62,9cm). Như vậy qua kết quả xử lý thống kê cho thấy khác nhau giữa đường kính tán trung bình của 3 giống bưởi là có ý nghĩa chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

4.2.2.3. Động thái tăng trưởng đường kính gốc cây

Cùng với việc nghiên cứu chiều cao cây và đường kính tán cây chúng tôi còn nghiên cứu động thái tăng trưởng đường kính gốc cây vì đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, đường kính gốc biểu hiện khả năng vững chắc của cây và liên quan đến khả năng tạo tán của cây. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng phụ thuộc vào bản chất của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

Theo dõi về động thái tăng trưởng đường kính gốc cây của các giống bưởi thí nghiệm kết quả được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống bưởi

Chỉ tiêu Giống Diễn (đ/c) Da Xanh Trung Quốc P0 LSD.05 Cv%

Qua bảng 4.9 ta thấy: các giống bưởi có đường kính gốc cây tăng dần qua các tháng vàtăng được từ 1,1 – 1,2 cm, nhìn chung từ tháng 6 đến tháng 10 đường kính gốc của các giống bưởi đều tăng rất nhanh, sau đó chậm dần về cuối năm, do nhiệt độ tháng 12 thấp, vì vậy cây ngừng ra lộc và ngừng tăng đường kính gốc. Sau 7 tháng theo dõi giống bưởi Trung Quốc có đường kính gốc tăng chậm nhất (1,1cm) so với hai giống còn lại (1,2cm) sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w