Tình hình bệnh hại trên các giống bưởinghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 55)

Bệnh loét phá hại cây ăn quả thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn. Ở vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được. Ở nước ta, bệnh phá hại phổ biến tại tất

cả các vùng trồng cây ăn quả có múi gây thiệt hại đáng kể cho người trồng, làm ảnh hưởng lớn tới nguồn hàng xuất khẩu

Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.

Bệnh làm cho quả xấu mã, không đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Vết bệnh trên cành và thân cây con cũng giống như ở trên lá nhưng sùi lên tương đối rõ ràng. Đặc biệt có trường hợp vết loét ở thân kéo dài tới 15 cm và ở cành tới 5 - 7 cm.

Bảng 4.13. mức độ gây hại của bệnh loét sẹo đối với bưởi nghiên cứu

Chú dẫn: Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 3: > 5- 10% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 5: > 10 – 15% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 7: > 15 – 20% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Trên vườn thí nghiệm ở cả ba công thức đều bị bệnh nấm phấn trắng gây hại chủ yếu trên lá. Vụ hè mức độ gây hại ở cấp độ 1, vụ Thu chỉ có giống bưởi Trung Quốc bị gây hại ở cấp độ 1, hai giống bưởi còn lại không bị hại. Vụ Đông cả ba giống bưởi thí nghiệm đều không bị bệnh hại.

Nhận xét tình hình sâu bệnh:qua các số liệu ở bảng 4.14 và 4.15 cho thấy cả ba giống bưởi Da Xanh, bưởi Diễn, bưởi Trung Quốc đều xuất hiện sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ và bệnh loét sẹo, thời gian gây hại và mức độ bị hại tương đương nhau.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

* Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc:

- Lộc Hè của giống bưởi Trung Quốc đạt các trị số lớn nhất (số lộc/cành, chiều dài lộc, đường kính lộc, số lá/cành).

- Lộc Thu có số lộc trên cành dao động từ 8,4 – 8,8 lộc, chiều dài đạt từ 10,7 – 19,1 cm, đường kính đạt từ 0,4 – 0,42 cm, số lá trên lộc thành thục dao động từ 14,2 – 14,9 lá/ lộc.

- Ba giống bưởi có chiều cao cây tăng trưởng từ 56,3 đến 70,4 cm, Đường kính tán của ba giống bưởi tăng 52,3 đến 62,9 cm. Đường kính gốc của ba giống bưởi sau 6 tháng nghiên cứu tăng trưởng từ 1,1 lên 1,2 cm.

* Chất lượng quả của các giống bưởi nghiên cứu

- Quả của các giống bưởi nghiên cứu có những đặc điểm về hình dạng, màu sắc độ dày cùi và độ xốp khác nhau.

- Khối lượng trung bình quả của giống bưởi Da Xanh là lớn nhất đạt 786,7 g, sau đó là giống bưởi Diễn đạt 758,9 g, khối lượng quả trung bình thấp nhất là giống bưởi Trung Quốc đạt 733,3 g.

- Tỷ lệ ăn được của giống bưởi Da Xanh và bưởi Trung Quốc (75,1%) lớn hơn giống bưởi Diễn (61,9 %). Độ Brix của giống bưởi Da Xanh là cao nhất (8,6%), thấp nhất là giống bưởi Diễn chỉ đạt 7,7%, hàm lượng vitamin C của ba giống bưởi dao động từ 34 mg% đến 43,5 mg%.

* Tình hình sâu và bệnh hại:

- Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, xuất hiện một số loại sâu là: sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ và bệnh loét sẹo. Tuy nhiên, mức độ gây hại không đáng kể.

Như vậy, chúng tôi sơ bộ nhận định rằng: ba giống bưởi (Diễn, Da Xanh, Trung Quốc) đều sinh trưởng tốt trên địa bàn nghiên cứu.

5.2. Đề nghị

Do thời gian nghiên cứu 6 tháng nên kết quả chưa phản ánh được chắc chắn về khả năng sinh trưởng của các giống bưởi mới trồng.

Các giống bưởi nghiên cứu mới chỉ được 3 năm tuổi các đặc tính di truyền của giống chưa ổn định cây ra hoa kết quả chưa đều. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu đến khi cây trên 8 tuổi để có những nhận định đánh giá chắc chắn hơn. Đề nghị nghiên cứu năng suất và chất lượng quả 3 năm liên tiếp nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Ngô Xuân Bình, Lê Tiến Hùng. Kỹ thuật trồng bưởi, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ 2010

2. Phạm Văn Côn (1997), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp.

3. Đường Hồng Dật, 2003, Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, Nxb Lao động – xã hội

4. Bùi Huy Đáp (1960), “Cam quýt”, Cây ăn quả nhiệt đới tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh thái nguyên 2017

5. Hoàng A Điền (1999), Kỹ thuật trồng bưởi Văn Dân, Nxb Khoa học Quảng Tây ( Lê Sỹ Nhược dịch).

6. Vũ Công Hậu, 1996, Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Thế Huấn, Lương Thị Kim Oanh, Nguyễn Quốc Hùng, giáo trình

Cây ăn quả có múi, 2015

8. Nguyễn Quỳnh Hoa (2010), Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của các

cây bưởi Diễn chọn lọc và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và phẩm chất của cây bưởi Diễn trồng tại xã Minh Khai - Từ Liêm – Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông

nghiệp 1 Hà Nội.

9. Trần Thế Tục, Sổ tay làm vườn, NXB Nông nghiệp, 1994

10. Tôn Thất Trình (1995), Tìm hiểu các loại cây ăn quả có triển vọng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Trần Thế Tục và Cs, 2006, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả theo ISO. 12. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (1995) Các vùng trồng cam

13. Đại học Cần Thơ (2005), Hội thảo Quốc gia “cây có múi, Xoài và khóm. Chương trình VLIR-IUC CTU, Đề án R2- Cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

14. Chawalit Niyomdham (1992), plant resources of south – East Asia 2 Edible fruit and nut, Indonexia, P128 – 131.

15. Faostat 2018

16. J. Saunt (1990), Citrus Varieties of the world – An lustrated guide, Mary Col pl Narwich uk sinclair Internation Ltd, 126P

17. Webber (1943), “Pummelo and grapfruit”, The citrus industry, University of California. USA.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDL FILE CDL 15/ 1/18 22:11

--- :PAGE VARIATE V003 CDL

1

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER

SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 2 NL * RESIDUAL --- * TOTAL (CORRECTED) --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDL 15/ 1/18 22:11

--- :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT

---

---

MEANS FOR EFFECT NL

--- 1 2 3 SE(N= 5%LSD ---

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDL 15/ 1/18 22:11

--- :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE CDL GRAND MEAN (N= 9) NO. OBS. 9 15.733 STANDARD DEVIATION C OF V |CT --- SD/MEAN | BASED ON BASED ON % | TOTAL SS RESID SS | 1.4637 0.50990 3.2 0.0059 |NL | | | 0.2009 | | | |

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 2 NL * RESIDUAL --- * TOTAL (CORRECTED) --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRL 15/ 1/18 22:21

--- :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

---

---

MEANS FOR EFFECT NL

--- NL 1 2 3 SE(N= 3) 5%LSD 4DF ---

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CRL 15/ 1/18 22:21

--- :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE CRL GRAND MEAN (N= 9) NO. OBS. 9 7.4556 STANDARD DEVIATION C OF V |CT --- SD/MEAN | BASED ON BASED ON % | TOTAL SS RESID SS | 0.55025 0.32575 4.4 0.0528 |NL | | | 0.1902 | | | |

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 2 NL * RESIDUAL --- * TOTAL (CORRECTED) ---

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 55)