Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.5. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái trong đề
đề tài. * Đẻ khó
Ngun nhân:
- Do lợn nái khơng được chăm sóc tốt trong suốt q trình ni từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hồnh, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp. Trong q trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ…
- Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa khơng đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài.
- Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoormon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai...
Triệu chứng:
- Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà khơng đẻ được, cơn co bóp
rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.
* Viêm tử cung
Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong điều kiện dinh dưỡng khơng phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ sảy ra.
23
Ngun nhân
- Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển khơng bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai q to, thai ra ngược, thai phát triển khơng bình thường...
- Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.
- Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung.
- Trong q trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại
vi trùng xâm nhập cũng gây viêm.
- Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây sát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn.
- Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái.
- Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, ni dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài.
- Lợn nái sinh ra đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết chảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.
- Viêm nội mạc: Lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có màu trắng hoặc xám và có mùi tanh. Con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung giảm nhẹ.
- Viêm cơ: Lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có màu hồng hoặc nâu đỏ và có mùi tanh thối. Con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử cung yếu ớt. Viêm cơ tử cung thường kế phát từ nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử.
- Viêm tương mạc: Lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có màu nâu rỉ sắt và có mùi thối khắm. Con vật rất đau kèm triệu chứng viêm phúc mạc, phản ứng co bóp tử cung mất hẳn.
* Viêm vú
Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa đầu vú hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác hoặc nhiễm trùng từ vết sây sát quanh bầu vú. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết sữa ứ đọng hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Vú viêm, sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào, nái biểu hiệu đau. Nái thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho lợn con bú, khó chịu với lợn con, có khi cắn con. Thân nhiệt tăng đến khoảng 40oC hoặc cao hơn, mệt mỏi, giảm ăn, giảm uống nước.
* Mất sữa
Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do nái bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung. Mất sữa cũng có thể xảy ra khi nái bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố đường ruột có thể đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hóc mơn prolactin và oxytocin, làm giảm tiết sữa.
25
* Viêm khớp
Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus
suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây
ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, rốn, vết thương trên da,đầu gối khi trà sát trên nền chuồng.
Triệu chứng: Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau.
Điều trị:
- Pendistrep LA, tiêm bắp 1ml/10kg TT
- Tiêm Analgin: 1ml/10kg TT/1lần/ngày
- Điều trị liên tục trong 3 ngày
- Ngoài ra hạn chế cho lợn di chuyển đi lại, những tấm đan bị hỏng, kém chất lượng cần phải thay thế.
* Tiêu chảy
Nguyên nhân: Có thể do thức ăn bị nấm mốc, nguồn nước, khơng vét cám thừa trong máng…
Phịng và điều trị:
- Không cho lợn ăn cám bị mốc, nguồn nước đảm bảo sạch...
- Dùng Norfox 100 tiêm bắp, liều lượng 1ml/40kg, tiêm 1 mũi.
2.2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Chăn ni lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, chăn ni lợn có cơng nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Xing-ga-po, Đài Loan.. Nói chung ở các nước tiên tiến có
chăn ni lợn phát triển lợn theo hình thức cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hóa cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được ni ở châu Á và Âu, khoảng 30 % ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được ni nhiều ở các nước có chăn ni lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó ni nhiều lợn. Tính đến nay chăn ni lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ, 8,6 %.
Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người.
Theo Kemper và cs. (2013) [15], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ
Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những lồi này
cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, cịn Staphylococcus spp, Lactococcus
lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.
Theo Kemper và Gerjets (2009) [14], để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phịng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hồn tồn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hồn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa
> 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ,
27
thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...
Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [16], tại Thái Lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau:
- Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%; cung cấp nước uống đầy đủ.
- Tránh gây stress cho nái sau đẻ: không chuyển nái sang chuồng đẻ trong thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian ni thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh.
- Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất
2 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào.
- Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm
enrofloxacin; thuốc điều trị Streptoccocus spp: tiêm amoxyclin 01 ngày trước đẻ.
- Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn.
Theo Ivashkevich và cs. (2011) [13] tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.
2.2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Trần Tiến Dũng (2004) [3], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngồi ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], cho biết: ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
Trần Ngọc Bích và cs. (2016) [2], đã khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh và phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13 %.
Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [6], bệnh viêm vú thường xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [8], lợn nái ở lứa đẻ 1 và lứa ≥ 8 có tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa đẻ khác. Tác giả cho rằng ở lứa
1 do xoang chậu còn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và sây sát. Mặt khác, lứa đẻ ≥ 8 do trương lực của cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau khi đẻ. Các nguyên nhân trên làm cho tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lứa 1 và lứa ≥ 8 cao hơn các lứa đẻ khác.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [5], tiêm oxytocin 20 - 40 UI/con/ngày để dạ con co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài.
+ Thụt rửa tử cung âm đạo bằng Iodine 0,1%: 75 ml pha với 4 lít nước đun sơi để nguội.
Ngồi ra, nên dùng Hanprost hoặc Cloprostenol tiêm 0,7 ml/nái. Tiêm 4 giờ sau đẻ để gây co bóp mạnh ống sinh dục tống sạch nhau và đẩy dịch ứ trong tử cung ra ngoài, đồng thời tăng tiết Prolactin để kích thích tiết sữa, tăng sản lượng sữa.
Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [10], cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47%). Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái có thai chết lưu và lợn nái khơng có thai chết lưu lần lượt là 81,63% và 73,91%. Ở lợn nái lứa đẻ từ 1- 6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07 - 93,33%.
29
Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2000) [7], điều trị bệnh viêm tử cung bằng cách dùng Benzyl Penicillin Procain 1.000.000 IU tiêm bắp. Dùng Gentamycin Sulfate 200.000 IU tiêm bắp. Điều trị 5 - 7 ngày.
Theo Chu Thị Thơm và cs. (2005) [12], chữa bệnh viêm vú, sưng vú, tắc tia sữa bằng: Bồ công anh 50g rửa sạch, giã nát cho thêm ít muối, ít nước, chắt lấy nước cho uống, phần bã đắp phần vú bị sưng.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [9], đưa ra bốn phương pháp điều trị viêm tử cung ở lợn nái:
+ Phương pháp 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy ra hết ra ngồi hết, sau đó thụt kháng sinh vào tử cung ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày
+ Phương pháp 2: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó như etrumat, oestrophan, prosolvin, hanprost, lutalyse,…tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, sau đó thụt vào tử cung 200 - 500ml dung dịch lugol ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.
+ Phương pháp 3: Oxytocin 6 - 8ml tiêm dưới da, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh bơm vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 – 5 ngày.
+ Phương pháp 4: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh thụt vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Lợn nái sinh sản nuôi tại trại.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại chăn nuôi CP Nhâm Xuân Tiến, Xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 14 tháng 12 năm 2020 đến ngày 02 tháng 06 năm 2021
3.3. Nội dung tiến hành
- Đánh giá được tình hình sản xuất của trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn nái sinh sản tại trại.
- Thực hiện cơng tác phịng bệnh bằng phương pháp vệ sinh khử trùng tiêu độc tại trại.
- Thực hiện cơng tác phịng bệnh bằng vắc xin tại trại
- Tham gia cơng tác tiêm phịng chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp.
- Thực hiện các công tác khác tại trại.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm gần đây.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng trị tại trại.
- Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng.
- Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh khử trùng chuồng trại.
- Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin tại trại.
31
- Kết quả điều trị một số bệnh xảy ra trên đàn lợn nái.
- Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại.
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi