Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn nhâm xuân tiến, đông hưng, thái bình (Trang 52 - 54)

Trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái Chỉ

tiêu

Thuốc điều trị, liều lượng Tên

bệnh

+ Oxytocin: 2ml/con + Dùng gel bôi trơn và can

Đẻ khó thiệp bằng tay

+ Pendistrep LA:

1ml/10kg TT

+Pendistrep LA: 1 ml/10 kg TT/ 1 ngày/1lần hoặc

Viêm tiêm Hitamox LA: 1 ml/10

kg TT/1 ngày/1 lần tử cung

+ CP_CIN 20: 2 ml/con

+ Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT

+ Cục bộ: Chườm nước đá lạnh

+ Toàn thân: Tiêm

Viêm Analgin:

vú (1 ml/10 kg

TT/1lần/ngày).

+ Tiêm Hitamox LA: (1 ml/10 kg TT/1lần/2ngày).

Mất sữa + Không điều trị.

+ CP_CIN: 5ml/con.

Sát + Truyền nước muối sinh

lý 0,9%. nhau + Thụt rửa bằng amoxycilin 2 lần/ngày. + Pendistrep LA: 1ml/10kg TT/ngày/lần.

Viêm + Tiêm canxi liều 1 ml/10

khớp kg TT/ngày.

+ Analgin: 1ml/10kg TT. + Kết hợp uống điện giải. Qua bảng 4.7 cho thấy: em đã trực tiếp theo dõi, phân tích nguyên nhân

gây bệnh và cùng với cán bộ của trại thực hành điều trị một số bệnh như sau: Có 10 nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay và điều trị khỏi 9 nái, đạt tỷ lệ 90%.

Trong tổng số 10 nái được điều trị bệnh viêm tử cung thì chỉ điều trị khỏi được 8 nái đạt 80,00 %. Kết quả này do 1 số trường hợp nái quá già (nái lứa thứ 11) và bị viêm nhiều lần nên không chữa khỏi hoặc nái bị viêm lại sau quá trình chăm sóc. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi, chúng em thấy có những con bị bệnh khi điều trị khỏi thường không động dục trở lại hoặc có

44

trường hợp phối chửa nhưng thường đẻ non và sảy thai, những con này là phải loại thải.

Theo kết quả trong số 3 nái bị viêm vú, điều trị khỏi 2 lợn nái, đạt 66,66%. Biện pháp điều trị được áp dụng: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), tiêm Analgin kết hợp với tiêm Hitamox LA (toàn thân). Kết quả điều trị có 1 nái không khỏi là do lợn nái bị viêm vú quá lâu mức độ tổn thương nặng nên quá trình điều trị không khỏi.

Bệnh sát nhau có kết hợp dùng oxytocin, thụt rửa bằng amoxycilin và truyền nước muối sinh lý. Những trường hợp nhau khó bong ra thì phải tiến hành can thiệp bằng tay. Trong quá trình theo dõi có 5 nái bị bệnh và tỉ lệ khỏi là 100%.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở lợn nái là 85,71%, trong đó có 7 lợn nái bị bệnh và khỏi là 6 con. Những con không khỏi thường là những con bị viêm khớp nặng lâu ngày dẫn đến liệt, yếu và sẽ bị loại thải.

Riêng về bệnh mất sữa ở lợn nái trong quá trình tự mình chăm sóc, nuôi dưỡng không điều trị do đó tỷ lệ khỏi là 0,00%. Đối với bệnh này cần tập cho lợn con ăn cám sữa, cám cháo đồng thời tiến hành cai sữa sớm cho lợn con. Trong trường hợp lợn con còn quá nhỏ có thể đổi lợn con có trọng lượng lớn hơn cho lợn mẹ mất sữa, ít sữa nuôi một thời gian sau đó tiến hành cai sữa sớm cho lợn.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn nhâm xuân tiến, đông hưng, thái bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w