2.1.2.1. Quy mô của ngân hàng
Đây chỉ tiêu để đánh giá nguồn lực và tiềm năng của ngân hàng, quy mô của ngân hàng bao gồm quy mô về vốn và quy mô về tài sản. Theo lý thuyết về nguồn
Theo Hà Văn Dũng và Đặng Thị Hồng Anh (2017) ngân hàng luôn cố gắng mở rộng kinh doanh của mình bằng cách tăng quy mô tổng tài sản và nguồn vốn ngân
hàng lớn có thể đạt được lợi thế quy mô từ đó gia tăng lợi nhuận. Ngân hàng có quy mô lớn dễ tiếp cận và huy động vốn, dễ phát hành các chứng khoán hơn. Theo Hunter
và Timme (1986), cũng nhận thấy rằng các ngân hàng lớn sẽ được trang bị tốt hơn để
sử dụng công nghệ mới kết quả là tiết kiệm chi phí hoặc tăng hiệu quả. Theo Hakimi và cộng sự (2012), quy mô ngân hàng bao gồm các các phương tiện thanh toán điện tử sẽ nguồn thu chính do phí và hoa hồng, các ngân hàng cung cấp nền tảng điện tử mới và giải pháp thanh toán mới thấy lợi nhuận của họ tăng mạnh.
Nói cách khác, khi mở rộng quy mô thì ngân hàng sẽ có được nhiều cơ hội kinh doanh sinh lời tốt hơn, đồng thời nói nên rằng, một ngân hàng mở rộng quy mô cũng chính là ngân hàng đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa, gia tăng và phát triển
sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng và gia tăng nguồn TNNL.
2.1.2.2. Quy mô tiền gửi
Tỷ lệ tiền gửi ngày càng tăng cao sẽ gia tăng được các hoạt động bán chéo sản
phẩm. Trong những năm gần đây, hoạt động bán chéo sản phẩm đang được các ngân hàng phát triển đặc biệt là liên quan đến các sản phẩm dịch vụ huy động vốn. Hoạt động này mang lại nguồn thu nhập ngoài lãi rất lớn và giúp cho các ngân hàng không
dựa vào hoạt động tín dụng truyền thống.
Theo Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) ngân hàng càng có
nguồn tiền gửi càng lớn thì càng có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ đó, ngân hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động cho vay truyền thống. Theo Damankah
Theo Nguyễn Thanh Dương (2013) giảm thu nhập dẫn tới làm thâm hụt vốn sẽ khiến ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản. Phần lớn thu nhập các NHTM tại Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn vào thu nhập lãi, việc gia tăng nguồn TNNL cũng đồng nghĩa là ngân hàng sẽ phát triển các sản phẩm và dịch vụ thu phí liên quan đến hoạt động cho vay và huy động, vì đây là hoạt động trọng tâm của NHTM tại giai đoạn nghiên cứu. Khi gia tăng về các sản phẩm liên qua đến hoạt động này thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro về tín dụng, rủi ro mất thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, rủi ro phá sản còn những yếu tố khác tác động theo Logan (2001) và Shelagh Heffernan (2005) cho rằng tỷ lệ nợ xấu tăng cao; mất khả năng chi trả, lợi nhuận giảm sút liên tục qua các năm, số lỗ lũy kế lớn hơn nhiều so với tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không đạt theo quy định.
Do đó, TNNL sẽ chịu tác động bởi rủi ro phá sản và ngược lại tùy vào thời điểm và bối cảnh nghiên cứu, nguồn thu nhập này có thể có tác động cùng chiều hoặc
ngược chiều với rủi ro phá sản ngân hàng.
2.1.2.4. Tính thanh khoản
Thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng dẫn truyền dòng tiền của ngân hàng, tính thanh khoản sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng đó.
Theo Damankah và cộng sự (2013), nếu các ngân hàng cần thanh khoản cao để tạo động lực thúc đẩy vào nguồn thu nhập ngoài lãi cao thì mối quan hệ giữa các hoạt động này và tính thanh khoản sẽ là tích cực. Ngược lại, ngân hàng kém thanh khoản hơn thì sẽ tạo điều kiện rủi ro đạo đức tăng cao thì nguồn TNNL sẽ giảm. Theo
Lý Thượng Anh Tuấn (2020) nếu trạng thái thanh khoản cao, làm giảm lợi nhuận của
các ngân hàng. Cho nên, nếu một ngân hàng duy trì một tỷ lệ thanh khoản tương đối thì rủi ro thanh khoản thấp và gia tăng được nguồn TNNL.
Sự thay đổi này có khá nhiều ưu điểm theo Đoàn Việt Hùng (2020) một lượng
lớn TNNL (từ chứng khoán hóa và phí dịch vụ) được tạo ra thông qua các tiến bộ công nghệ là rất cần thiết cho lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, theo nghiên cứu Bailey-Tapper (2010), số máy ATM đại diện cho biến phát triển công nghệ và nhận thấy hệ số công nghệ có ý nghĩa tích cực nghĩa là các ngân hàng đã phát triển công nghệ tạo ra mức TNNL cao hơn.
Với tình hình kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID 19, ngân hàng
nên phát triển nhiều sản công nghệ để tiếp cận khách hàng trong khi khách hàng không thể giao dịch trực tiếp.
2.1.2.6. Hiệu quả hoạt động ngân hàng
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá thông qua 3 chỉ số quan trọng, đây cũng chính là 3 chỉ số để đo lượng nguồn lực trong lý thuyết nguồn lực đã đề cập 2.1.1.4 bao gồm tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), chỉ số tỷ suất sinh lời trên Vốn Chủ sở hữu ( ROE) và thu nhập lãi cận biên (NIM).
Theo Lý Thượng Anh Tuấn (2020) chỉ số ROA và ROE càng cao nghĩa là ngân hàng hoạt động hiệu quả và càng có xu hướng đa dạng hóa thu nhập, chính vì thế, gia tăng được nguồn TNNL. Theo Craigwell và Maxwell (2006) cũng tìm thấy tác động tích cực của TNNL đối với ROA và sự biến động của nó đối với các ngân hàng. Mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượng tài sản, đặc biệt là đối với các NHTM.
Theo Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là tỷ lệ phản ảnh hiệu quả hoạt động tín dụng truyền thống, tỷ lệ này tăng thì có nghĩa là thu nhập của hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao hơn TNNL, ngân hàng sẽ ít chú trọng phát triển các hoạt động phi tín dụng để làm gia tăng nguồn
thu nhập này. Theo Nguyễn Văn Tiến và cộng sự (2015), NIM phản ánh hiệu quả trong việc tạo vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Khi ngân hàng tạo được nguồn vốn
2.1.2.7. Tăng trưởng GDP
Trong nghiên cứu Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) cho rằng TNNL tăng tại các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế thấp. Tăng trưởng kinh tế chậm chạp có thể làm giảm tiền thu được từ hoạt động đầu tư dẫn đến sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay. Điều này sẽ làm tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng do đó làm giảm lợi nhuận của hoạt động cho vay. Tăng trưởng kinh tế chậm chạp nghĩa là các hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp sẽ giảm, đối với ngân hàng, các ngân buộc phải đưa ra chính sách đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng để gia tăng tính cạnh tranh trong khi, hoạt động tín dụng truyền cạnh tranh khá gây gắt do đó, thu nhập lãi sẽ giảm. Chính vì thế, mức tăng trưởng ngược chiều thì nguồn TNNL được nâng cao
2.1.2.8. Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là một chỉ tiêu vĩ mô phổ biến và quan trọng trong hầu hết các đề tài nghiên cứu trong đó phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến thu nhập ngoài lãi. Theo DeYoung và Rice (2004) lạm phát ổn định sẽ cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự ổn định giá cả sẽ giúp cá nhân, hộ gia đình có thể đưa ra các quyết định về tiêu dùng, đầu tư... một cách có cơ sở và đáng tin cậy hơn. Sự ổn định này góp phần giúp môi trường kinh tế vĩ mô trở nên dễ dự báo hơn, giúp thị trường tài chính có thể hoạt động thông suốt và hiệu quả hơn. Tỷ lệ lạm phát cao thường kết hợp với lãi suất cho vay cao và có thể ảnh hưởng đến mức TNNL. Trong các nghiên cứu của Meng và cộng sự (2018), Hamdi và cộng sự (2017), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) đều cho rằng tỷ lệ lạm phát càng cao thì hiệu quả của hệ thống ngân hàng càng giảm.
2.2. Các tổng quan nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu trong nước.
Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu về vấn đề lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu
từ 37 NHTM Việt Nam tại giai đoạn 2006-2013 trong đó có 1 ngân hàng NHTM nhà nước và 36 NHTM cổ phần. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Hausman để
lựa chọn mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và cuối cùng tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM để xử lí hiện tượng nội sinh trong mô hình. Bài nghiên cứu đo lường lợi nhuận của ngân hàng bằng ROAA và ROEA và rủi ro điều chỉnh giảm bằng biến ZSCORE, kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và khi đa dạng hóa thu nhập càng cao
thì rủi ro ngân hàng và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro sẽ giảm. Theo tác giả, khi các nhà quản trị ngân hàng quan tâm đến lợi nhuận thì tăng cường phát triển nguồn thu nhập ngoài lãi mang lợi nhuận cao nhưng khi xét đến rủi ro khi các ngân hàng đa dạng hóa
nguồn thu nhập thì rủi ro sẽ cao hơn các ngân hàng chỉ thực hiện hoạt động truyền thống.
Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và khả năng sinh lời của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2016 bằng 2 mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM)
và Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) đồng thời tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp. Qua nghiên cứu tác giả đưa ra kết luận thu nhập ngoài lãi không có tác động lên rủi ro nhưng lại có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của NHTM. Thu nhập ngoài lãi có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời, bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng quy mô hoạt động tín dụng, quy mô tiền gửi có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Đây cũng là cơ hội tốt cho các NHTM phát triển
nguồn thu nhập ngoài lãi để gia tăng tính cạnh trạnh giữa các ngân hàng.
Hà Văn Dũng và Nguyễn Đặng Hồng Anh (2017) nghiên cứu về ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014. Tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng
năng sinh lời của ngân hàng. Có thể thấy rằng, phần lớn trong nghiên về TNNL thì khả năng sinh lời tác động cùng chiều với nhau và luôn có mức độ tác động mạnh.
Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018) phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam bài viết sử dụng nguồn dữ liệu
đến từ báo cáo tài chính của 27 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2016. Tác giả hoàn toàn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng và mô hình tác động cố định (FEM). Theo nghiên cứu của tác giả, quy mô không có tác động đến thu nhập ngoài lãi, các yếu tố tiền gửi của ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn có tác động cùng chiều với thu nhập ngoài lãi. Bên cạnh đó, yếu tố rủi ro tín dụng và tính thanh khoản có tác động tiêu cực đến thu nhập ngoài lãi.
Đoàn Việt Hùng (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài
lãi của các NHTM Việt Nam, phạm vi nghiên cứu là 27 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bằng mô hình hồi quy Pool OLS, FEM, REM. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hồi quy GMM, mô hình khắc phục khyết tật FGLS và kiểm định độ tin cậy phương pháp LASSO. Trong bài tác giả đưa 11 yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi theo phương pháp hồi quy GMM và LASSO bao gồm các biến tác động tiêu cực đến TNNL là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất sinh lời trên tài sản, lạm phát. Biến tác động tích cực đến TNNL bao gồm tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, công nghệ, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, lãi suất, sự ổn định về chính trị và không có khủng bố, bạo lực, cạnh tranh (chỉ số Lerner) và đa dạng hóa thu nhập.
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài.
Hakimi và cộng sự (2012) phân tích các yếu tố quyết định thu nhập ngoài lãi các ngân hàng Tunisia bằng cách sử dụng dữ liệu của 10 ngân hàng tiền gửi tại Tunisia
trong giai đoạn 1998-2009, tác giả sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố bao gồm số lượng ATM trên vốn (ATM), số lượng thẻ
ST T Tác giả Dữ liệu nghiên cứu Mô hình nghiên cứu Kết quả
lãi cận biên (NIM), chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI), bãi bỏ quy định (DEREG) và tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều TNNL. Nghiên cứu đã sử dụng bao quát các yếu tố như công nghệ, quy định, vi mô và vĩ mô của ngân hàng, các yếu tố này có thể trở thành xu hướng chung phân tích tại các ngân hàng trên thế giới không chỉ ở Tunisia.
Kohler (2013) nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi sẽ không khiến ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn giữa ngân hàng định hướng bán lẻ và ngân hàng đầu tư. Tác giả thu thập dữ liệu của các ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác và các ngân hàng khác như các ngân hàng lớn, các tổ chức chính của khu vực ngân hàng hợp tác và tiết
kiệm, ngân hàng khu vực hoặc các tổ chức tín dụng khác trong khoảng thời gian giữa
2002 và 2010. Tác giả sử dụng hồi quy phân vị (quantile regressions) và hồi quy OLS
để so sánh và chọn lựa yếu tố tác động đến TNNL. Tác giả đo lường rủi ro bằng 2 mô
hình điểm Z (ZSCORE) và độ lệch chuẩn của ROE và ROA với sự tác động của TNNL, và các biến giả ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác và các ngân hàng định
hướng bán lẻ khác) sau khi hồi quy OLS tác giả tiếp tục phân tách giữa ngân hàng bán lẻ và ngân hàng đầu tư thông qua hồi quy phân vị, biến độc lập bao gồm TNNL, kết quả cuối cùng cho thấy rằng khi gia tăng TNNL thì ngân hàng định hướng bán lẻ (ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác và các ngân hàng định hướng bán lẻ khác) ổn định hơn ngân hàng định hướng đầu tư có nghĩa là rủi ro ngân hàng bán lẻ tác động ngược chiều với TNNL và rủi ro ngân hàng đầu tư tác động cùng chiều với TNNL.
Damankah và cộng sự (2014) phân tích thu nhập ngoài lãi của các NHTM ở Ghana trong phạm vi nghiên cứu của 20 NHTM toàn cầu hoạt động ở Ghana tại giai đoạn 2002 đến 2011. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bằng mô hình hồi quy FEM, kết quả cho thấy rằng những yếu tố tác động cùng chiều với TNNL
Wang’ondu (2017) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của
NHTM Kenya, tác giả tổng hợp dữ liệu từ báo cáo tài chính tại website của 43 NHTM
tại Kenya trong giai đoạn 2012 -2016 và dữ liệu từ ngân hàng trung ương của Kenya.
Tác giả dùng kiểm định ANOVA lặp 1 chiều trên phần mềm SPSS trong bài nghiên cứu, kết quả chỉ ra các quy định nhà nước, thay đổi công nghệ và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, hiệu quả ngân hàng lại có tác động ngược chiều với thu nhập ngoài lãi.
Elizabeth Emongor, Salome Musau và Evans Mwasiaji (2020) nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi và rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM với dữ liệu nghiên
cứu bao gồm 40 NHTM tại Kenya, giai đoạn từ năm 2012 đến 2019. Tác giả nghiên cứu theo phương pháp định lượng, sử dụng mô hình hồi quy truyền thống OLS để