Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH LẤY MẪU KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH -NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠICÔNG TY TNHH KPMG 10598377-1958-003844.htm (Trang 25 - 35)

1 .3Mục đích và ý nghĩa của lấy mẫu kiểm toán

1.5Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu kiểm toán là các quy tắc, cách thức, thủ thuật, các bước mà KiTV thực hiện trong q trình chọn mẫu nhằm chọn ra mẫu có tính đại diện cao, thu

thập được bằng chứng kiểm tốn có tính thuyết phục.

Trong chọn mẫu kiểm toán, phương pháp và quy mô tương ứng của mẫu chọn là vấn đề quan trọng nhất.

Theo VSA số 530, lấy mẫu kiểm tốn có thể được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, có 5 phương pháp cơ bản thường được sử dụng:

1.5.1 Lựa chọn ngẫu nhiên

Phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên sử dụng các chương trình chọn số ngẫu nhiên (ví dụ như các bảng số ngẫu nhiên).

1.5.1.1 Bảng số ngẫu nhiên

Bảng số ngẫu nhiên là bảng kê các con số độc lập được xếp ngẫu nhiên phục vụ cho mục đích chọn mẫu. Bảng này thường bao gồm nhiều dòng - cột cùng với các con số được sắp xếp theo kiểu ma trận.

5 37570 39975 81837 16656 06121 91782 60468 6 77921 06907 11008 42751 27756 53498 18602 7 99562 72905 56420 69994 98872 31016 71194 8 96301 91977 05463 07972 18876 20922 94595 9 89579 14342 63661 10281 17453 18103 57740 10 85475 36857 53342 53988 53060 59533 38867 11 28918 69578 88231 33276 70997 79936 56865 12 63553 40961 48235 03427 49626 69445 18663 13 09429 93969 52636 92737 88974 33488 36320 14 10365 61129 87529 85689 48237 52267 67689 15 07119 97336 71048 08178 77233 13916 47564 16 51085 12765 51821 51259 77452 16308 60756

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

17 02368 21382 52404 60286 89368 19885 55322

18 01011 54092 33362 94904 31273 04146 18594

19 52162 53916 46369 58586 23216 14513 83149

(Bảng số ngẫu nhiên do Hiệp hội Thương mại Quốc gia Hoa Kỳ xây dựng)

Quá trình chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên được thực hiện qua 4 bước:

Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất

Thơng thường, đối tượng kiểm tốn (các tài sản, chứng từ...) sẽ được mã hóa bằng con số duy nhất. Khi đó, những con số dùng để mã hóa này sẽ trở thành đối tượng chọn mẫu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, KiTV có thể sẽ phải đánh số lại tổng thể để có được một hệ thơng các con số duy nhất tương thích với bảng số ngẫu nhiên được sử dụng. Nói chung, trường hợp phải đánh số lại cho đối tượng kiểm toán, KiTV

nên tận dụng các con số đã có một cách tối đa để đơn giản hóa việc đánh số.

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng

Bởi vì đối tượng kiểm tốn đã được định lượng bằng các con số cụ thể nên vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng được mối quan hệ giữa các số cụ thể đã xác định với các số ngẫu nhiên trong Bảng số ngẫu nhiên. Có 03 trường hợp có thể xảy ra đối với vấn đề này:

— Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán cũng gồm 05 chữ số như các con số ngẫu nhiên trong bảng số ngẫu nhiên. Khi đó quan hệ tương quan 1 - 1 giữa định lượng kiểm toán với các số ngẫu nhiên trong Bảng số ngẫu nhiên đã được tự xác lập.

— Các con số định lượng của đối tượng kiểm tốn gồm số lượng chữ số ít hơn 05 chữ

số. Chẳng hạn, KiTV cần chọn ra 150 khoản mục phải trả người bán trong số 1.500

khoản mục phải trả người bán có đánh số từ 0001 đến 1.500, mà các số này chỉ

bao gồm 04 chữ số. Do đó, KiTV có thể xây dụng mối quan hệ với Bảng số ngẫu

nhiên bằng cách lấy 04 chứ số đầu hoặc 04 chữ số cuối mỗi số ngẫu nhiên trong

bảng. Trong trường hợp số định lượng có ít chữ số hơn nữa thì có thể lấy các chữ

số ở giữa trong bảng số ngẫu nhiên.

— Các số định lượng của đối tượng kiểm tốn có số các chữ số lớn hơn 05. Khi đó,

KiTV cột nào trong bảng số ngẫu nhiên làm cột chủ và chọn thêm những hàng số

ở cột phụ của bảng số ngẫu nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Lập hành trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên

Lập hành trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên là việc xác định hướng đi của việc chọn số ngẫu nhiên: theo hướng dọc hay ngang, xuôi (từ trên xuống dưới) hay ngược (từ dưới lên trên). KiTV cần đặt ra hướng đi trước và thống nhất cho tồn bộ q trình chọn mẫu. Quan trọng hơn hết, lộ trình chọn mẫu phải được ghi chép lại trong hồ sơ kiểm tốn phịng trường hợp một KiTV khác kiểm tra lại việc chọn mẫu thì họ cũng có thể chọn được mẫu được tự.

Bước 4: Chọn điểm xuất phát

Tuy các chương trình này khá đa dạng nhưng vẫn đảm bảo hai bước trong quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên:

— Một là: lượng hóa các đối tượng kiểm tốn bằng hệ thống con số duy nhất; và — Hai là: Xác lập mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán đã định lượng với các

số

ngẫu nhiên.

Cần lưu ý rằng các con số ngẫu nhiên này được máy tính tạo ra.

1.5.2 Lựa chọn theo hệ thống

Khi sử dụng phương pháp lựa chọn theo hệ thống, KiTV cần thực hiện xác định khoảng cách lấy mẫu theo công thức:

Khoảng cách lấy mẫu Số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể Cỡ mẫu

Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, KiTV cần xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không được sắp xếp sao cho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp

với một kiểu sắp xếp nhất định trong tổng thể.

1.5.3 Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ

Đây là phương pháp lựa chọn thiên về các phần tử có giá trị lớn trong cỡ mẫu, việc lựa chọn và đánh giá dẫn đến kết luận chủ yếu theo giá trị.

Trong quá trình kiểm tra chi tiết, việc xác định đơn vị lấy mẫu là các đơn vị tiền tệ riêng lẻ cấu thành tổng thể sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Sau khi đã lựa chọn các đơn vị tiền tệ cụ thể từ tổng thể, KiTV có thể kiểm tra các phần tử có chứa các đơn vị tiền tệ đó. Sau đó, KiTV sẽ có thể tập trung vào các phần tử có giá trị lớn vì những phần tử này có cơ hội được lựa chọn cao hơn, và có thể thu nhỏ cỡ mẫu.

1.5.4 Lựa chọn bất kỳ

Là phương pháp mà KiTV sẽ chọn mẫu không theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào, nhờ đó đảm bảo rằng tất cả các phần

tử trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn. Tuy nhiên, lựa chọn bất kỳ khơng phải là phương pháp thích hợp khi lấy mẫu thống kê.

1.5.5 Lựa chọn mẫu theo khối

Đây là phương pháp được thực hiện dựa trên việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể.

Phương pháp này ít khi được sử dụng trong thực tế vì hầu hết các tổng thể đều được kết cấu sao cho các phần tử trong một chuỗi có thể cùng chung tính chất với nhau nhưng lại khác với các phần tử khác trong tổng thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, kiểm tra một khối các phần tử cũng có thể được sử dụng một thủ tục kiểm tốn thích hợp, nhưng phương pháp này thường không được sử dụng để lựa chọn các phần

tử của mẫu khi KiTV dự tính đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể dựa trên mẫu.

1.5.6 Chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê

Ngoài các phương pháp được đề cập trên, chọn mẫu kiểm tốn cịn có thể được phân thành 02 loại như đã được đề cập ở Mục 1.4.1:

1.5.6.1 Chọn mẫu thống kê

Chọn mẫu thống kê là phương pháp chọn mẫu mang 02 đặc điểm sau: — Các phần tử được chọn ngẫu nhiên vào mẫu; và

— Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu bao gồm cả việc định

lượng rủi ro chọn mẫu.

Chọn mẫu thống kê là việc sử dụng kỹ thuật tính tốn tốn học để tính các kết quả thống kê có hệ thống. Phương pháp chọn mẫu thống kê có ưu điểm là với q trình định lượng của rủi ro chọn mẫu, việc xác định cỡ mẫu cần thiết ở mức rủi ro đã được dự kiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn mẫu thống kê Chọn mẫu phi thống kê

Giống nhau Quy trình chọn mẫu của cả 02 phưong pháp này đều bao gồm 3

bước:

— Bước 1: Lập kế hoạch chọn mẫu;

— Bước 2: Thực hiện chọn mẫu và kiểm tra mẫu; và — Bước 3: Đánh giá kết quả chọn mẫu.

Khác nhau Trong chọn mẫu thống kê,

KiTV có thể xác định được rủi ro chọn mẫu trong giai đoạn lập kế hoạch chọn mẫu và giai đoạn đánh giá kết quả chọn mẫu thông qua việc vận dụng các quy tắc toán học.

Trong chọn mẫu phi thống kê, KiTV không thể xác định được rủi ro chọn mẫu. Các phần tử được chọn vào mẫu là những phần tử được KiTV cho rằng sẽ cung cấp thơng tin tốt nhất cho tình huống nghiên cứu. Kết luận về tổng thể sẽ được đưa ra trên co sở cân nhắc và phán xét của KiTV.

1.5.6.2 Chọn mẫu phi thống kê

Chọn mẫu phi thống kê là phương pháp chọn mẫu khơng tồn tại ít nhất một đặc điểm của phương pháp chọn mẫu thống kê.

Trong chọn mẫu phi thống kê, KiTV không thể định lượng được rủi ro chọn mẫu. Vì thế, các kết luận được tiếp cận với các tổng thể trên như một căn cứ phán đoán nhiều hơn.

1.5.6.3 So sánh chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê

Chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê là 02 cách giúp tiếp cận việc chọn mẫu

trong kiểm toán. Cả 02 cách này nếu được áp dụng hợp lý đều có thể giúp KiTV thu thập đủ các bằng chứng hiệu quả.

Nhóm Quy

Phạm vi của nhóm

2 Chọn và kiểm tra mẫu

1 8 X ≥ 1.000 — Kiểm tra 100%. 2 13 9 100 ≤ X < 1.000 — Chọn theo nhận định; và — Chọn ngẫu nhiên. 3 1 6 X < 100 — Chọn ngẫu nhiên.

4 0 1 Các khoản phải trả có số dưnợ. — Kiểm tra 100%

1.5.7 Kỹ thuật phân nhóm trong chọn mẫu kiểm tốn

Trong q trình chọn mẫu kiểm toán, KiTV thường chia tổng thể thành các nhóm trước khi xác định quy mơ cỡ mẫu cũng như chọn mẫu. Phân nhóm là một kỹ thuật phân chia tổng thể thành các nhóm nhỏ hon với điều kiện các phần tử trong cùng nhóm sẽ có những đặc tính - đặc điểm tưong đồng nhau (thông thường là theo quy mô giá trị). Những tổng thể con này sẽ được chọn mẫu một cách độc lập và kết quả của các mẫu có thể sẽ được đánh giá độc lập hoặc kết hợp với nhau nhằm đưa ra kết quả của toàn bộ tổng thể. Trong kỹ thuật này, KiTV cần phải phân nhóm một cách rõ ràng để mỗi đon vị mẫu chỉ thuộc một nhóm duy nhất.

Phân nhóm trong chọn mẫu kiểm toán giúp làm giảm sự khác biệt giữa các phần tử trong cùng một nhóm, từ đó có thể giúp KiTV có thể tập trung vào các bộ phận có thể

chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. Qua đó việc chọn mẫu của KiTV sẽ có thể đạt được hiệu quả cao hơn với việc có thể giảm quy mơ mẫu chọn.

Ví dụ, trong trường hợp phải lựa chọn các khoản phải trả để kiểm tra, đối chiếu và xác nhận, KiTV có thể thực hiện kỹ thuật phân nhóm đối với tổng thể như sau:

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH LẤY MẪU KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH -NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠICÔNG TY TNHH KPMG 10598377-1958-003844.htm (Trang 25 - 35)