Nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 49)

4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.1. Nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công

người, quyền cơng dân là cơ sở chính trị - pháp lý của phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật

1.1.1. Quyền con người, quyền cơng dân là gì?

1.1.1.1. Khái niệm quyền con người

Wolfgang Benedek từng nhận xét: "Khơng có cụm từ nào trong lịch sử

gần đây của lồi người lại có nhiều đặc quyền để chịu trách nhiệm và gánh vác định mệnh của con người như cụm từ quyền con người". Do vậy Quyền

con người là một thuật ngữ có tính bao qt, có mức độ ảnh hưởng vơ cùng lớn đến đời sống chính trị - xã hội – pháp lý của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Quyền con người được nghiên cứu, đánh giá trên nhiều góc độ với những định nghĩa sau: (1) Tuyên bố Viên và Chương trình hành động (1993): "Quyền con người và tự do cơ bản là quyền bẩm sinh của mọi người được

hưởng; việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền đó là trách nhiệm trước tiên của Chính phủ"; (2) Tài liệu hỏi đáp về quyền con người của Liên hợp quốc

(1994): "Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà

nếu khơng được bảo đảm thì chúng ta sẽ khơng thể sống như một con người";

(3) Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc (OHCHR): "Quyền con người là những

bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người"; (4) Quỹ phát triển phụ nữ Liên

hợp quốc (UNIFEM): "Quyền con người là sức mạnh ý chí để đảm bảo và

vào ý thích, hồn cảnh hay sự ưu đãi"; (5) Giáo trình Lý luận và pháp luật về

quyền con người của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009): “Quyền

con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế". Như vậy, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt

nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được ghi nhận, bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế.

1.1.1.2. Khái niệm quyền cơng dân

Sự hình thành khái niệm quyền cơng dân gắn liền với chủ nghĩa lập hiến của cách mạng tư sản và được ghi nhận trong các bản Tuyên ngôn, Hiến pháp của một số quốc gia thời kỳ cận đại. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp (1789) ghi nhận: “Một xã hội mà trong đó sự bảo đảm quyền

công dân không được chắc chắn, sự phân chia quyền lực khơng được ổn định thì xã hội đó hồn tồn khơng có Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp Hoa Kỳ

năm 1868 (Điều sửa đổi thứ 14) quy định: “Không một bang nào được ban

hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ”; Quan điểm của C.Mác,

Ph.Ăngghen cho rằng: "Quyền công dân là các quyền cơ bản được đặc biệt

bảo đảm cho các công dân của một quốc gia cụ thể; ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử hay quyền tiếp cận với các dịch vụ công tại một quốc gia nào đó"; học

giả Wolfgang Benedek cho rằng: "Quyền cơng dân có thể phát sinh trực tiếp

từ quyền tự nhiên hay gián tiếp thơng qua các sắp xếp chính trị trong một xã hội được xây dựng với sự thỏa thuận của người dân thể hiện trong các Hiến pháp và các luật lệ". Như vậy, quyền công dân là tổng hợp các quyền và tự

do cơ bản của mỗi cá nhân, tạo nên địa vị pháp lý của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước thông qua chế định quốc tịch được thừa nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật của quốc gia.

1.1.1.3. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân

Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có của con người từ lúc sinh ra, cịn quyền cơng dân trước hết cũng là quyền con người nhưng việc thực hiện nó gắn liền với quốc tịch, tức là vị thế pháp lý của công dân trong quan hệ với Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm đối với cơng dân của nước mình. Chỉ những người có quốc tịch mới được hưởng quyền cơng dân của quốc gia đó như quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng quyền con người và quyền cơng dân có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau. Quyền cơng dân khơng tách rời nghĩa vụ của cơng dân; mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác; cơng dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

1.1.2. Quyền dân sự - chính trị trong Cơng ước quốc tế mà Việt Namlà thành viên, trách nhiệm của quốc gia thành viên tuân thủ cam kết là thành viên, trách nhiệm của quốc gia thành viên tuân thủ cam kết

Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều thừa nhận Quyền con người ở 5 lĩnh vực khác nhau của đời sống (dân sự, chính trị, kinh tế, xã

hội và văn hóa). Trách nhiệm của các quốc gia là tuân thủ nghiêm chỉnh

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948); 02 Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người năm 1966 (ICCPR và ICESCR) và 02 Nghị định thư đính kèm.

Trong Cơng ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) quy định các quyền sau: (1) Quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngơn luận (điều 19): “1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà khơng bị ai can

thiệp; 2. Mọi người có quyền tự do ngơn luận”; (2) Quyền hội họp hồ bình

phải được cơng nhận (điều 21); (3) Quyền tự do lập hội (điều 22): “1. Mọi

nhập các cơng đồn để bảo vệ lợi ích của mình”; (4) Quyền tham gia quản lý

công việc Nhà nước và xã hội (điều 25): “Mọi cơng dân, khơng có bất kỳ sự

phân biệt nào và khơng có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thơng đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; c) Được tiếp cận với các dịch vụ cơng cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng”.

Mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ đối với người khác và phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền đã được thừa nhận; các quốc gia thành viên của Cơng ước phải cam kết và có trách nhiệm: “tôn trọng

và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được cơng nhận trong Cơng ước, khơng có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác”. Ngoài ra, phải cam kết và đảm bảo quyền bình

đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Cơng ước đã quy định.

1.1.3. Các quyền dân sự, chính trị của cơng dân và trách nhiệm hiến định của Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự, chính trị của cơng dân (ngun tắc khơng được hạn chế quyền con người, quyền công dân trái Hiến pháp)

Các quốc gia thành viên của Công ước quốc tế đã cam kết và ghi nhận các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp và pháp luật nhằm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền của công dân. Ở Việt Nam, Điều 14, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền

cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Cụ thể hóa các quyền về dân sự, chính

trị tại điều 25 như sau: “Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí,

tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình" và quyền tham gia quản lý Nhà

nước (từ điều 27 đến điều 30), với các quyền cụ thể bao gồm:

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật Báo chí năm 2016 quy định quyền tự do báo chí của cơng dân bao gồm: “sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thơng tin cho báo chí, phản hồi

thơng tin trên báo chí, tiếp cận thơng tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in (Điều 10) và các quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân”. Luật Xuất bản năm 2012 quy định

công dân được cơng bố các tác phẩm của mình cho cơng chúng, Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thơng qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

- Quyền tiếp cận thông tin: Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc quy định quyền tiếp cận thơng tin đáp ứng nhu cầu chủ động tìm kiếm thơng tin một cách đẩy đủ, chính xác và trách nhiệm cung cấp thơng tin chính thống và có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cơ quan tạo ra thông tin. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã quy định cụ thể việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin…

- Quyền tự do hội họp và lập hội: là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Đây là nhu cầu tự nhiên của con người, vì thế Nhà nước khơng chỉ thừa nhận mà còn phải tạo các điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu tụ họp của người dân để họ có thể trao đơi, bàn bạc, thảo luận, đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu chung của nhóm người có cùng lợi ích, sở thích và nhu cầu chung của xã hội.

- Quyền biểu tình: là quyền tự do, dân chủ của cơng dân, được quy định lần đầu tiên tại Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, sau đó được quy định trong Hiến pháp năm 1959 (Điều 25). Hiện nay các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng để biểu đạt nguyện vọng nhằm ủng hộ hoặc phản đối liên quan tới một vấn đề, sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội được thực hiện theo Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính phủ về “quy định

một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” và Thông tư số 09/2005/TT-

BCA của Bộ Công an ngày 05/09/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP. Trong thời gian tới, Dự án Luật Biểu tình tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc hội ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nâng cao hiểu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động biểu tình.

- Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 27): “Cơng dân đủ mười tám tuổi trở lên

có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

năm 2015 đã mở rộng thêm “cử tri là người đang bị tạm giữ, tạm giam, người

đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

- Quyền tham gia thảo luận, kiến nghị với các cơ quan nhà nước và biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý: Cơng dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Quyền này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản QPPL như Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phịng chống tham nhũng...,trong đó, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát...

Điều 5 Luật Trưng cầu dân ý năm 2015 quy định: “công dân đủ mười

tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.

Nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý, quyết định trực tiếp các vấn đề quan trọng của đất nước thông qua trưng cầu dân ý.

- Quyền khiếu nại, quyền tố cáo và trách nhiệm tiếp công dân của cơ quan Nhà nước (Điều 30): “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những

quyền dân sự, chính trị quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân, công dân với nhà nước, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước. Luật Khiếu nại năm 2011 (Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020); Luật Tố cáo năm 2018 (Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019); Luật Tiếp công dân năm 2013 (Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014), là những văn bản luật quan trọng quy định cụ thể về quyền khiếu nại, quyền tố cáo và cơ chế thực hiện bảo vệ quyền vủa công dân, gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

1.1.4. Phản biện xã hội – tiếp cận từ việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị của cơng dân và trách nhiệm của Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm để người dân thực hiện phản biện xã hội

Có thể thấy rằng các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị của cá nhân trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện tư tưởng, tự do biểu đạt quan điểm đã được các thể chế dân chủ trên thế giới thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền này luôn xuất hiện, tồn tại, được ghi nhận, được tôn trọng và được bảo đảm trong các xã hội dân chủ, được xem như là thước đo mức độ dân chủ của một xã hội. PBXH chính là một hình thức để thể hiện quyền dân chủ, trong đó quyền dân sự, chính trị là tiền đề, là điều kiện cơ bản cần thiết để người dân thực hiện PBXH.

Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định về một số quyền con người, quyền cơng dân có nội dung liên quan đến PBXH như quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, quyền trưng cầu ý dân, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Điều 28 Hiến pháp quy định: “1.Cơng dân có quyền tham gia quản lý

nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w